Giá nhà ở đô thị luôn có xu hướng tăng trong những năm gần đây khiến cơ hội an cư lạc nghiệp của số đông người dân ngày càng xa vời. Chính Bộ Xây dựng cũng thừa nhận, giá nhà ở hiện đang không phù hợp với khả năng chi trả của số đông người dân.
Giá nhà tại quận Hoàn Kiếm năm 2002 ghi nhận bình quân khoảng 11 triệu đồng/m2 nhưng đến năm 2020, mức giá này đã lên tới 360 triệu đồng/m2 (tăng 33 lần).
Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng kéo theo nhu cầu nhà ở tại các thành phố lớn tăng mạnh. Giá nhà ở Hà Nội và TP HCM hiện đã vượt xa so với con số của 10 năm về trước.
Theo giới chuyên gia, giá nhà có xu thế tăng trong các năm qua và trong thời gian xảy ra đại dịch COVID-19, giá nhà sơ cấp vẫn neo cao. Đặc biệt, giá nhà ở chưa ổn định, không phản ánh đúng giá trị thực của bất động sản.
Hầu hết các dự án đã được ra thị trường trong thời điểm cao trào, trong khi việc tạo lập dự án mới khó khăn hơn đã khiến cho nguồn cung bất động sản trên địa bàn TP HCM giảm đáng kể. Các chuyên gia cho rằng, việc khan hiếm nguồn cung mới sẽ kích hoạt việc tăng giá bât động sản và dịch trong thời gian tới.
Theo nhìn nhận của nhiều chuyên gia, thị trường bất động sản (BĐS) TP.HCM hiện tiềm ẩn rất nhiều bất ổn: giá BĐS tăng phi mã, lệch pha cung cầu giữa các phân khúc căn hộ cao cấp và bình dân, tình trạng đầu cơ...
Sau sáu tháng đầu năm, giá căn hộ tại TP.HCM đã lập một mặt bằng giá mới. Ngoài việc nguồn cung cạn dần, giá đất tăng…, nhiều ý kiến cho rằng giới trung gian đã bắt đầu vào cuộc.