Trong tháng 8, lượng đường nhập khẩu chính ngạch giảm bớt cùng với các đợt kiểm tra của cơ quan chức năng đối với hành vi gian lận thương mại đường nhập lậu nên các hoạt động này cũng tạm thời giảm. Điều này đã tạo điều kiện cho đường sản xuất từ mía có thể tiêu thụ và cải thiện được giá bán.
Trong 7 tháng đầu năm nay, lượng đường nhập lạu từ Campuchia, Lào vào Việt Nam là hơn 441.200 tấn, tương đương bình quân mỗi tháng nhập lậu hơn 63.000 tấn. Theo đó, VSSA ước tính, cả năm 2022, tổng lượng đường nhập lậu từ hai quốc gia này sẽ lên đến 756.300 tấn.
Trong 113.000 tấn hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng đường (mã HS 17.01) phân giao theo phương thức đấu giá năm 2022 có 79.000 tấn đường thô và 34.000 tấn đường tinh luyện.
Thời gian qua, đầu ra của đường sản xuất từ mía bị thu hẹp bởi lượng đường nhập lậu và đường, chất ngọt nhập khẩu chính ngạch. Đến nay, sau thời gian điều tra, Bộ Công Thương đã có quyết định chính thức trong việc ngăn chặn sự chèn ép của đường Thái Lan "mượn" xuất xứ các nước ASEAN vào Việt Nam.
Niên độ 2021-2022 bắt đầu từ ngày 1/7/2021, tức khoảng nửa tháng sau quyết định áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp đường Thái Lan, đến nay các doanh nghiệp ngành mía đường cũng đã kết thúc vụ mùa, kết quả kinh doanh liệu có ấn tượng hơn sau khi đối thủ cạnh tranh đã "bị loại bỏ"?
Theo VSSA, trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi chậm và sự hiện diện khối lượng lớn của đường nhập lậu và đường, chất ngọt nhập khẩu chính ngạch trên thị trường khiến cho đầu ra của đường sản xuất từ mía bị thu hẹp.
Cơ quan điều tra xác định việc sử dụng nguyên liệu đường từ Thái Lan để sản xuất và xuất khẩu hàng hóa bị cáo buộc sang Việt Nam của các doanh nghiệp từ 5 nước bị điều tra là hành vi lẩn tránh biện pháp CBPG và CTC đang áp dụng với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan.
Lũy kế đến kết thúc vụ 2021-2022, toàn ngành đã ép được 7,5 triệu tấn mía sản xuất được gần 741.700 tấn đường. Tuy nhiên, trong bối cảnh nên kinh tế phục hồi chậm và sự hiện diện của khối lượng lớn đường nhập khẩu và nhập lậu khiến cho đầu ra của đường sản xuất từ mía bị thu hẹp.
Trước sức ép từ đường nhập lậu, giá đường trong nước đã giảm 200 – 400 đồng/kg trong tháng 5. Nỗ lực phục hồi vùng nguyên liệu mía của ngành đường Việt Nam gặp nhiều trở ngại khi giá vật tư nông nghiệp tăng cao và bế tắc đầu ra.
Theo Chủ tịch Liên đoàn nông dân trồng mía Thái Lan Narathip Anantasuk, sản lượng mía cao kỷ lục là nhờ vào lượng mưa nhiều hơn và những giống mía tốt hơn hứa hẹn cho năng suất cao hơn.
Sau khi bị áp thuế CBPG và CTC, đường Thái Lan nhập khẩu vào Việt Nam đã liên tục giảm và đạt mức thấp nhất 4 năm vào quý I năm nay, điều này đã giúp ngành mía đường trong nước từng bước phục hồi trở lại.
Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) nhận định giá đường trong nước sẽ có diễn biến gắn với giá đường thế giới, hiện đang ở mức cao nhất trong 5 năm gần đây.
Sau nhiều vụ mía liên tiếp thì năm nay Casuco công bố giá thu mua mía đầu vụ cao hơn so với các năm. Mía đường Sơn La cũng mở rộng chính sách hỗ trợ hộ dân trồng cùng với việc tăng giá thu mua thêm 30.000 đồng/tấn.
Theo VSSA việc nâng giá mía là biện pháp củng cố và phát triển chuỗi liên kết trong sản xuất mía đường và thể hiện sự chia sẻ, đồng hành với người nông dân sau những vụ mía liên tiếp gặp khó khăn trong giai đoạn vừa qua.
Năng suất mía bình quân vụ 2019-2020 đạt 61,5 tấn/ha, giảm gần 2% so với vụ trước, dẫn tới sản lượng mía chỉ đạt hơn 11,2 triệu tấn, giảm 20%, sản lượng mía nguyên liệu tiêu thụ, đưa vào chế biến chỉ đạt hơn 7,66 triệu tấn mía.