Năng suất mía bình quân vụ 2019-2020 đạt 61,5 tấn/ha, giảm gần 2% so với vụ trước, dẫn tới sản lượng mía chỉ đạt hơn 11,2 triệu tấn, giảm 20%, sản lượng mía nguyên liệu tiêu thụ, đưa vào chế biến chỉ đạt hơn 7,66 triệu tấn mía.
TSBC sẽ sử dụng các hệ thống công nghệ sinh học và sinh học phân tử nhằm giảm chu trình tạo giống mía xuống còn 6 - 8 năm, nhanh hơn so với thời gian hiện nay là từ 12 năm trở lên.
VSSA cho rằng mức giá đề xuất 6,77 US cent/kWh trong Góp ý dự thảo Quyết định bổ sung, sửa đổi quyết định số 24/TTg/2014 sẽ gây bất lợi lớn cho ngành đường Việt Nam.
Nguồn nguyên liệu sụt giảm mạnh, số lượng nhà máy ngừng hoạt động liên tục tăng, đường lậu hoành hành, nông dân kiệt sức vì thua lỗ... tương lai ngành mía đường Việt Nam sẽ về đâu?
Doanh nghiệp ngành mía đường một lần nữa lại như ngồi trên “đống lửa” và “kêu cứu” trước thời điểm dỡ bỏ hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường theo cam kết tại Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) từ ngày 1/1/2020, với lý do đang gặp khó khăn, thách thức nghiêm trọng.
Câu chuyện cơ cấu lại công nghiệp chế biến đường theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, hình thành chuỗi giá trị sản phẩm nhằm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành, đủ khả năng cạnh tranh đã được đặt ra với mục tiêu phấn đấu giá thành đường dưới 10.000 đồng/kg.
Ngày 29/3/2019, trong văn bản số 41/CV-HHMĐ gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản kiến nghị Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét việc kéo dài thời gian quản lý hạn ngạch thuế quan từ 3-5 năm (tức là tiếp tục trì hoãn thực thi cam kết ATIGA với mặt hàng đường).
Từ ngày 1/1/2020 Việt Nam sẽ chính thức bãi bỏ hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường từ các nước ASEAN. Theo Bộ Công Thương, việc xóa bỏ hạn ngạch thuế quan này là theo cam kết tại Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA). Vì vậy, doanh nghiệp ngành mía đường trong nước sắp tới sẽ có rất nhiều cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh nhưng cũng sẽ gặp không ít khó khăn khi phải cạnh tranh với nhiều đối thủ lớn trong khối ASEAN, đặc biệt là đường giá rẻ từ các nước sản xuất đường trong TOP đầu thế giới như Thái Lan.
Tỉnh Tuyên Quang đã có nhiều giải pháp nhằm đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn khi giá đường giảm sâu, khó tiêu thụ, lượng đường tồn kho lớn, vùng nguyên liệu có nguy cơ bị thu hẹp.
Hiện nay, ngành sản xuất mía đường cả nước nói chung và tỉnh ta nói riêng đang gặp nhiều khó khăn vì sản phẩm đường không tiêu thụ được do phải cạnh tranh khốc liệt với khu vực và thế giới. Lãnh đạo tỉnh đã có nhiều cuộc làm việc với các ngành chức năng, Công ty cổ phần Mía đường Sơn Dương để tìm biện pháp tháo gỡ. Tuy nhiên, yếu tố quyết định để vượt qua những khó khăn là cần cái “bắt tay” đồng thuận giữa công ty và người trồng mía.
Tại cuộc làm việc với Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) ngày 8/3/2019, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh khẳng định: Việc xóa bỏ hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường theo cam kết tại Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) từ ngày 1/1/2020 là không thể trì hoãn.
Ngay cả khi sản lượng đường giảm do lượng mưa thiếu hụt trong niên vụ 2018 - 2019, tình trạng dư thừa vẫn tiếp diễn do lượng hàng tồn kho tăng cao từ niên vụ trước.
Báo cáo mới nhất của Bộ Lao động Mỹ cho thấy lạm phát giá tiêu dùng đã tăng trở lại trong tháng cuối cùng của năm 2024, dù kết quả thấp hơn một chút so với dự báo.