|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo ngày 22/5 điều chỉnh giảm lúa IR 50404

11:24 | 22/05/2024
Chia sẻ
Ghi nhận cho thấy, giá lúa gạo hôm nay (22/5) ghi nhận giảm. Để nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập trên cùng một diện tích trồng lúa, việc liên kết sản xuất lúa theo chuỗi giá trị đang được nhân rộng ở nhiều địa phương.

Giá lúa gạo hôm nay

Theo khảo sát tại chợ An Giang, giá lúa hôm nay (22/5) điều chỉnh giảm. Chi tiết như sau, lúa IR 50404 giảm 100 đồng/kg, hạ mức giá xuống còn khoảng 7.400 - 7.600 đồng/kg. 

Trong khi đó, nếp lại tiếp tục không có điều chỉnh mới. Theo đó, nếp Long An (khô) vẫn được các thương lái thu mua với giá từ 9.800 đồng/kg đến 10.500 đồng/kg. 

Mặt khác, các mặt hàng nếp 3 tháng (tươi), nếp Long An (tươi) và nếp đùm 3 tháng (khô) tạm dừng khảo sát trong ngày hôm nay. 

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Nếp 3 tháng (tươi)

kg

-

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

-

-

- Nếp đùm 3 tháng (khô)

kg

-

-

- Nếp Long An (khô)

kg

9.800 - 10.500

-

- Lúa IR 50404

kg

7.400 - 7.600

- 100

- Lúa Đài thơm 8

Kg

7.800 - 8.000

-

- Lúa OM 5451

Kg

7.600 - 7.700

-

- Lúa OM 18

kg

7.800 - 8.000

-

- Nàng Hoa 9

kg

7.600 - 7.700

-

- OM 380

kg

7.500 - 7.600

-

- Lúa Nhật

kg

7.800 - 8.000

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

-

 

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

20.000

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

-  Nếp ruột

kg

16.000 - 20.000

-

- Gạo thường

kg

15.000 - 16.000

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

30.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

19.000 - 20.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

17.000 - 19.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

20.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

18.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

19.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

17.500 - 19.000

-

- Gạo Sóc Thái

kg

16.000 - 18.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

21.000

-

- Gạo Nhật

kg

22.000

-

- Cám

kg

9.000 - 10.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 22/5 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)

Ghi nhận tại chợ An Giang cho thấy, thị trường gạo hôm nay (22/5) tiếp tục đi ngang. Cụ thể, gạo thường không có dấu hiệu điều chỉnh mới, rơi vào khoảng 15.000 - 16.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, giá các mặt hàng gạo khác tiếp tục đứng yên.

 

Giá mặt hàng Cám vẫn neo tại mức giá từ 9.000 đồng/kg đến 10.000 đồng/kg.

  Ảnh: Gia Ngọc 


Tăng giá trị thu nhập từ liên kết sản xuất lúa

Để nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập trên cùng một diện tích trồng lúa, việc liên kết sản xuất lúa theo chuỗi giá trị đang được nhân rộng ở nhiều địa phương. Trong vụ xuân năm 2024, Thanh Hóa có trên 37 nghìn ha lúa được sản xuất theo hình thức liên kết gắn với bao tiêu sản phẩm.

Vụ xuân năm nay, ông Lê Văn Luật ở thôn Mỹ Thạch, xã Quảng Trạch, huyện Quảng Xương cùng với 10 hộ dân thành lập nhóm hộ tổ chức sản xuất lúa tập trung với tổng diện tích gần 30 ha bằng giống Ha na số 7. Trong đó, hộ ít khoảng 1,5 ha, hộ nhiều trên 5 ha. Phần lớn diện tích được thuê lại từ các hộ không có nhu cầu sản xuất. Việc sản xuất khá thuận lợi khi nhóm liên kết với Công ty TNHH hạt giống Ha-Na Thanh Hóa.

Ông Lê Văn Luật, thôn Mỹ Trạch, xã Quảng Trạch, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, cho biết, giữa nhà liên kết với người nông dân thống nhất với nhau, đưa những loại giống tốt, năng suất cao, thị trường có nhu cầu cao, giá cả được; thu hoạch nhanh gọn, lợi nhuận cao nên chúng tôi rất phấn khởi.

Trong quá trình sản xuất, Công ty TNHH hạt giống HaNa Thanh Hóa hỗ trợ bà con cung ứng chậm trả giống, vật tư nông nghiệp, chuyển giao quy trình kỹ thuật canh tác và chỉ trừ chi phí đầu vào khi công ty thu mua sản phẩm cuối vụ. Đến nay, lúa đang cho thu hoạch, năng suất đạt khoảng 80 tạ/1 ha. Vụ xuân này, công ty đã liên kết sản xuất trên 250 ha lúa tại nhiều địa phương trong tỉnh.

Ông Nguyễn Ngọc Hoàn, Giám đốc Công ty TNHH hạt giống HaNa Thanh Hóa, cho biết, công ty phối kết hợp với các tập đoàn thu mua ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, đảm bảo số diện tích lúa của bà con do công ty liên kết sản xuất sẽ được tiêu thụ toàn bộ.

Với sự tham gia tích cực của doanh nghiệp, hợp tác xã, các nhóm hộ, vụ xuân năm nay, Thanh Hóa có trên 37 nghìn ha trong tổng số hơn 114 nghìn ha lúa xuân được liên kết sản xuất gắn với bao tiêu sản phẩm. Không chỉ ở các huyện có diện tích trồng lúa lớn, việc liên kết còn được mở rộng ở các huyện miền núi.

Việc liên kết, sản xuất tập trung được quy hoạch vùng và sản xuất cùng giống, cùng trà, cùng quy trình chăm sóc, tạo ra lượng sản phẩm hàng hóa lớn, lại tiết kiệm chi phí sản xuất. Các mô hình đều cho giá trị thu nhập cao hơn 1,3 lần trở lên trên cùng 1 đơn vị diện tích so với sản xuất lúa đại trà.

Ông Hàn Văn Huyên, Phó Chủ tịch UBND huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa, cho biết, từ việc liên kết sản xuất, các doanh nghiệp và bà rất chủ động trong việc thu hoạch. Hơn nữa, giá cả ổn định, bà con thu hoạch không phải phơi, bảo quản, rất thuận lợi, gặt xong có thể bố trí làm công việc khác.

Hiện nay, nhu cầu chế biến lúa gạo của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa khá lớn, dư địa mở rộng diện tích liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ còn nhiều. Việc xây dựng các vùng sản xuất lúa hàng hóa, lúa chất lượng cao, lúa nếp đảm bảo sản phẩm theo nhu cầu của doanh nghiệp để tăng hiệu quả liên kết cũng chính là định hướng của ngành nông nghiệp Thanh Hóa, nhằm nâng cao giá trị trong sản xuất lúa gạo, theo Báo Đài phát thanh và truyền hình Thanh Hoá.

Gia Ngọc