|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo duy trì ổn định trong ngày đầu tuần 20/5

12:14 | 20/05/2024
Chia sẻ
Ghi nhận cho thấy, giá lúa gạo hôm nay (20/5) đi ngang. Việc triển khai thực hiện Đề án phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 tại An Giang nhằm hướng đến mục tiêu “chuyên nghiệp hóa ngành hàng lúa gạo”, góp phần tạo dựng hình ảnh ngành hàng lúa gạo “minh bạch, trách nhiệm, bền vững”.

Giá lúa gạo hôm nay

Theo khảo sát tại chợ An Giang, giá lúa hôm nay (20/5) không ghi nhận điều chỉnh mới. Cụ thể, lúa Nhật và lúa OM 18 có cùng mức giá 7.800 - 8.000 đồng/kg. Cao hơn một chút là lúa Nàng Nhen (khô) với giá bán là 20.000 đồng/kg

Trong khi đó, mặt hàng nếp duy trì ổn định. Theo đó, nếp Long An (khô) có giá bán từ 9.800 đồng/kg đến 10.500 đồng/kg. 

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Nếp 3 tháng (tươi)

kg

-

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

-

-

- Nếp đùm 3 tháng (khô)

kg

-

-

- Nếp Long An (khô)

kg

9.800 - 10.500

-

- Lúa IR 50404

kg

7.500 - 7.600

-

- Lúa Đài thơm 8

Kg

7.800 - 8.000

-

- Lúa OM 5451

Kg

7.600 - 7.700

-

- Lúa OM 18

kg

7.800 - 8.000

-

- Nàng Hoa 9

kg

7.600 - 7.700

-

- OM 380

kg

7.500 - 7.600

-

- Lúa Nhật

kg

7.800 - 8.000

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

-

 

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

20.000

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

-  Nếp ruột

kg

16.000 - 20.000

-

- Gạo thường

kg

15.000 - 16.000

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

30.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

19.000 - 20.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

17.000 - 19.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

20.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

18.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

19.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

17.500 - 19.000

-

- Gạo Sóc Thái

kg

16.000 - 18.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

21.000

-

- Gạo Nhật

kg

22.000

-

- Cám

kg

9.000 - 10.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 20/5 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)

Ghi nhận tại chợ An Giang cho thấy, giá gạo hôm nay (20/5) tiếp tục đi ngang. Cụ thể, gạo thường vẫn neo tại mức giá từ 15.000 - 16.000 đồng/kg. 

 

 

Giá cám vẫn được các thương lái thu mua với giá bán dao động từ 9.000 đồng/bao đến 10.000 đồng/bao. 

  Ảnh: Gia Ngọc 

“Luồng gió mới” cho ngành hàng lúa gạo An Giang

Theo Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân (UBND) tỉnh An Giang Nguyễn Thị Minh Thúy, thực hiện Đề án phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030 tại An Giang (gọi tắt là đề án), tỉnh phấn đấu đến năm 2025 đạt 44.051ha (trên cơ sở diện tích vùng dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững -VnSAT trước đây) và nhân rộng ở những vùng thuận lợi.

Hướng đến canh tác bền vững, nông dân gieo sạ 80 - 100kg/ha lúa giống; giảm 20% lượng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học; giảm 20% lượng nước tưới (so với canh tác truyền thống) và 100% diện tích (tương đương 100% hộ) áp dụng ít nhất 1 quy trình canh tác bền vững, như: “1 phải, 5 giảm”, tưới ngập khô xen kẽ, tiêu chuẩn sản xuất lúa bền vững (Sustainable Rice Platform - SRP), các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt được chứng nhận và được cấp mã số vùng trồng.

Về tổ chức sản xuất, phấn đấu đến năm 2025, có 100% diện tích sản xuất vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp có liên kết giữa doanh nghiệp (DN) với tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX) hoặc các tổ chức nông dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tỷ lệ cơ giới hóa đồng bộ đạt trên 50% diện tích. Tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch dưới 10%. Trên 35.000 hộ nông dân áp dụng quy trình canh tác bền vững. 70% rơm được thu gom khỏi đồng ruộng và được chế biến tái sử dụng. Giảm trên 10% lượng phát thải khí nhà kính so với canh tác lúa truyền thống.

Giá trị gia tăng trong chuỗi lúa gạo tăng 30%, trong đó tỷ suất lợi nhuận của người trồng lúa đạt trên 40%. Lượng gạo chất lượng cao và phát thải thấp xuất khẩu chiếm trên 20% tổng lượng gạo xuất khẩu của toàn vùng chuyên canh. Lượng gạo xuất khẩu chất lượng cao và phát thải thấp chiếm hơn 20% tổng lượng gạo xuất khẩu của toàn vùng chuyên canh.

An Giang phấn đấu đến năm 2030 diện tích canh tác vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp đạt 152.198ha. Để canh tác theo hướng bền vững, lượng lúa giống gieo sạ dưới 70kg/ha; giảm 30% lượng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học; giảm 20% lượng nước tưới (so với canh tác truyền thống); 100% diện tích áp dụng ít nhất 1 quy trình canh tác bền vững.

Về tổ chức sản xuất, 100% diện tích sản xuất vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp có liên kết giữa doanh nghiệp (DN) với Tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX) hoặc các tổ chức nông dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tỷ lệ cơ giới hóa đồng bộ đạt trên 70% diện tích. Trên 100.000 hộ áp dụng quy trình canh tác bền vững. Tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch dưới 8%. 100% rơm được thu gom khỏi đồng ruộng và được chế biến tái sử dụng. Giảm trên 10% lượng phát thải khí nhà kính so với canh tác lúa truyền thống.

Về thu nhập người trồng lúa, giá trị gia tăng trong chuỗi lúa gạo tăng 40%, trong đó tỷ suất lợi nhuận người trồng lúa đạt trên 50%. Phấn đấu lượng gạo xuất khẩu mang thương hiệu chất lượng cao, phát thải thấp chiếm trên 20% tổng lượng gạo xuất khẩu của toàn vùng chuyên canh. Đến năm 2030, có 200 HTX, tổ chức nông dân, liên hiệp HTX tham gia, theo Báo An Giang.

 

 

Gia Ngọc