Giá lúa gạo kéo dài chuỗi đi ngang trong ngày 24/5
Giá lúa gạo hôm nay
Theo khảo sát tại chợ An Giang, giá lúa hôm nay (24/5) lặng sóng. Cụ thể, lúa Nàng Nhen (khô) có giá niêm yết cao nhất, lên đến 20.000 đồng/kg.
Tương tự, mặt hàng nếp không có điều chỉnh mới. Trong đó, nếp Long An (khô) vẫn được cá thương lái thu mua với mức giá 9.800 - 10.500 đồng/bao.
Riêng mặt hằng nếp 3 tháng (tươi), nếp Long An (tươi), nếp đùm 3 tháng (khô) tiếp tục dừng khảo sát vào ngày hôm nay.
Giá lúa |
ĐVT |
Giá mua của thương lái (đồng) |
Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua |
- Nếp 3 tháng (tươi) |
kg |
- |
- |
- Nếp Long An (tươi) |
kg |
- |
- |
- Nếp đùm 3 tháng (khô) |
kg |
- |
- |
- Nếp Long An (khô) |
kg |
9.800 - 10.500 |
- |
- Lúa IR 50404 |
kg |
7.400 - 7.600 |
- |
- Lúa Đài thơm 8 |
Kg |
7.800 - 8.000 |
- |
- Lúa OM 5451 |
Kg |
7.600 - 7.700 |
- |
- Lúa OM 18 |
kg |
7.800 - 8.000 |
- |
- Nàng Hoa 9 |
kg |
7.600 - 7.700 |
- |
- OM 380 |
kg |
7.500 - 7.600 |
- |
- Lúa Nhật |
kg |
7.800 - 8.000 |
- |
- Lúa IR 50404 (khô) |
kg |
- |
|
- Lúa Nàng Nhen (khô) |
kg |
20.000 |
- |
Giá gạo |
Giá bán tại chợ (đồng) |
Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua |
|
- Nếp ruột |
kg |
16.000 - 20.000 |
- |
- Gạo thường |
kg |
15.000 - 16.000 |
- |
- Gạo Nàng Nhen |
kg |
30.000 |
- |
- Gạo thơm thái hạt dài |
kg |
19.000 - 20.000 |
- |
- Gạo thơm Jasmine |
kg |
17.000 - 19.000 |
- |
- Gạo Hương Lài |
kg |
20.000 |
- |
- Gạo trắng thông dụng |
kg |
18.000 |
- |
- Gạo Nàng Hoa |
kg |
19.500 |
- |
- Gạo Sóc thường |
kg |
17.500 - 19.000 |
- |
- Gạo Sóc Thái |
kg |
16.000 - 18.000 |
- |
- Gạo thơm Đài Loan |
kg |
21.000 |
- |
- Gạo Nhật |
kg |
22.000 |
- |
- Cám |
kg |
9.000 - 10.000 |
- |
Bảng giá lúa gạo hôm nay 24/5 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)
Ghi nhận tại chợ An Giang cho thấy, giá gạo hôm nay (24/5) không đổi. Cụ thể, gạo thường vẫn neo tại mức giá 15.000 - 16.000 đồng/kg. Song song đó, các loại gạo khác vẫn duy trì giá bán ổn định.
Giá cám vẫn động từ 9.000 đồng/kg đến 10.000 đồng/kg.
Đưa quy trình sản xuất lúa phát thải thấp vào đồng ruộng
Quy trình tích hợp những kỹ thuật sản xuất lúa phù hợp nhất đã được ban hành, các kết quả nghiên cứu và mô hình thành công trong thực tiễn từ các địa phương. Ngày 22/5 tại xã Tân Hội (huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Văn phòng thường trực tại Nam bộ) phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang tổ chức khai giảng lớp tập huấn quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Lớp tập huấn nhằm phục vụ xây dựng mô hình thí điểm thuộc Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 (Đề án 1 triệu ha lúa).
Tham dự lớp tập huấn có gần 30 học viên là thành viên Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghiệp Thanh niên Phú Hòa (xã Tân Hội) - một trong những tổ chức nông dân được tỉnh Kiên Giang chọn tham gia thí điểm thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa ngay từ vụ lúa hè thu năm 2024 với diện tích 50ha/tổng diện tích hơn 600ha của HTX.
Trong thời gian 2 ngày (22 - 23/5) tham gia lớp tập huấn, các học viên được tiếp thu các kiến thức về quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp vùng ĐBSCL do Cục Trồng trọt, với sự hỗ trợ của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) và một số chuyên gia trong nước xây dựng.
Quy trình bao quát toàn bộ các khâu của sản xuất lúa, gồm 3 hợp phần: Kỹ thuật canh tác; thu hoạch và xử lý sau thu hoạch; quản lý rơm rạ. Các hợp phần này liên kết, thống nhất với nhau tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh, đồng bộ để áp dụng cho sản xuất lúa trong vùng của Đề án 1 triệu ha lúa.
Theo đó, các học viên được các chuyên gia chia sẻ các kiến thức về quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp, kết hợp giữa lý thuyết, thảo luận và thực hành áp dụng vào đồng ruộng. Nội dung được chia thành từng chuyên đề, hợp phần để học viên dễ tiếp thu.
Hợp phần kỹ thuật canh tác bao gồm các kỹ thuật trong làm đất, quản lý nước, gieo sạ, bón phân và quản lý dịch hại tổng hợp theo nguyên tắc canh tác bền vững và giảm phát thải. Hợp phần thu hoạch và xử lý sau thu hoạch bao gồm các kỹ thuật trong thu hoạch, sấy lúa và bảo quản lúa theo nguyên tắc nâng cao chất lượng lúa gạo, giảm thất thoát sau thu hoạch, tiết kiệm năng lượng. Hợp phần quản lý rơm rạ bao gồm các kỹ thuật quản lý rơm và gốc rạ theo nguyên tắc tuần hoàn và giảm phát thải, theo Báo Nông Nghiệp.