|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo hôm nay 27/11: Giá lúa và gạo IR 504 biến động trái chiều

15:02 | 27/11/2024
Chia sẻ
Thị trường giá lúa gạo hôm nay (27/11) tăng giảm nhẹ 100 đồng/kg đối với lúa và gạo IR 504. Thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ 2 của Việt Nam là Indonesia, vừa thông báo có thể ngừng nhập khẩu gạo trong thời gian tới.

Giá lúa gạo hôm nay

Xem thêm: Giá lúa gạo hôm nay 26/11 

Giá lúa gạo hôm nay tại An Giang không có nhiều biến động so với ngày hôm qua.

Theo đó, giá lúa Đài Thơm 8 ổn định ở mức 8.800 – 9.100 đồng/kg; OM 18 tươi trong khoảng 8.800 – 9.000 đồng/kg; lúa OM 5451 có giá 7.800 – 8.000 đồng/kg; OM 380 được thu mua ở mức 6.800 – 7.000 đồng/kg.

Chỉ có duy nhất lúa IR 50451 điều chỉnh tăng giá nhẹ 100 đồng/kg, lên mức 7.800 – 7.900 đồng/kg.

Trong khi đó, thị trường nếp tiếp tục đi ngang. Nếp IR 4625 (tươi) từ 8.200 – 8.400 đồng/kg; nếp 3 tháng tươi trong khoảng 8.100 – 8.300 đồng/kg.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm trước

- Nếp IR 4625 (tươi)

kg

8.200 – 8.400

-

- Nếp 3 tháng tươi

kg

8.100 – 8.300

-

- Lúa IR 50404

kg

7.800 - 7.900

+100

- Lúa OM 5451

Kg

7.800 - 8.000 

-

- Lúa Đài thơm 8

Kg

8.800 – 9.100

-

- Lúa OM 18 tươi

kg

8.800 – 9.000

-

- OM 380

kg

6.800 – 7.000

-

- Nàng Hoa 9

kg

8.400 – 8.600

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Nếp ruột

kg

18.000 - 22.000

-

- Gạo thường

kg

16.000 - 17.000

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

28.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

20.000 - 22.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

17.000 - 18.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

22.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

17.500

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

21.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

18.500

-

- Gạo Sóc Thái

kg

21.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

21.000

-

- Gạo Nhật

kg

22.500

-

- Cám

kg

10.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 27/11 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)

Tại chợ An Giang, giá gạo cũng không ghi nhận biến động mới. Hiện gạo thường đang được niêm yết ở mức 16.000 – 17.000 đồng/kg, các loại gạo thơm có giá 17.000 – 22.000 đồng/kg.

Còn tại các khu vực khác của Đồng bằng sông Cửu Long, giá gạo nguyên liệu IR 504 tiếp tục giảm 100 đồng/kg, xuống còn 10.200 - 10.300 đồng/kg. Tương tự, gạo thành phẩm IR 504 cũng giảm 100 đồng/kg về mốc 12.300 – 12.400 đồng/kg.

Với mặt hàng phụ phẩm, giá cám khô tại các địa phương của ĐBSCL giảm thêm 100 đồng/kg, ở mức 5.700 – 5.800 đồng/kg; trong khi tấm thơm ổn định trong khoảng 9.200 – 9.400 đồng/kg.

Giá gạo xuất khẩu

Trên thị trường xuất khẩu, theo dữ liệu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo xuất khẩu của các nước hôm nay không ghi nhận biến động mới.

Theo đó, gạo trắng 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam duy trì ổn định ở mức 520 USD/tấn. Mức giá này giúp Việt Nam tiếp tục đứng đầu khu vực và cao hơn nhiều so với sản phẩm cùng loại có giá 493 USD/tấn của Thái Lan và 455 USD/tấn của Pakistan.

Trong khi đó, giá giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Ấn Độ tiếp tục đứng ở mức thấp nhất là 453 USD/tấn và gạo đồ 5% tấm đạt 446 USD/tấn.

Nguồn: Hoàng Hiệp tổng hợp từ Reuters và VFA

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến hết ngày 15/11, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 8 triệu tấn gạo, thu về 5,05 tỷ USD. Đây là mức cao kỷ lục trong lịch sử.

Tuy nhiên, mới đây, Indonesia - thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ 2 của Việt Nam - vừa thông báo có thể ngừng nhập khẩu gạo trong thời gian tới.

Ngày 21/11, trao đổi với báo chí, ông Zulkifli Hasan - Bộ trưởng Điều phối các vấn đề Lương thực của Indonesia, cho biết có thể sẽ ngừng nhập khẩu gạo từ năm 2025 và đưa đất nước này đến mục tiêu tự cung tự cấp lương thực vào năm 2027.

Theo ông Zulkifli Hasan, Indonesia sẽ chỉ nhập khẩu một phần lương thực vào năm 2025 để bù đắp vào phần hạn ngạch lương thực nhập khẩu còn thiếu của năm nay. Chính phủ Indonesia đã đặt ra hạn ngạch nhập khẩu gạo là 3,6 triệu tấn vào năm nay, nhưng hiện mới có khoảng 2,9 triệu tấn được nhập khẩu.

Người đứng đầu Cơ quan lương thực quốc gia (Bapanas) Indonesia Arief Prasetyo Adi cho biết mặc dù Bapanas đặt mục tiêu ngừng nhập khẩu gạo trong năm tới nhưng vẫn có cơ hội cho gạo Việt Nam.

Bởi một số loại gạo chuyên dụng được nhập khẩu từ Việt Nam được rất nhiều khách du lịch ưa chuộng, được ưu tiên nhập khẩu phục vụ cho ngành dịch vụ khách sạn. Tuy nhiên, hạn ngạch nhập khẩu gạo chỉ còn lại rất thấp.

Nếu Bộ Nông nghiệp Indonesia thành công trong việc tăng diện tích đất nông nghiệp thêm 750.000 ha và sản lượng thêm 2,5 triệu tấn, thì chính phủ có khả năng loại bỏ nhu cầu nhập khẩu gạo.

Những thay đổi về chính sách của xứ sở vạn đảo này được cho là tin xấu với xuất khẩu gạo của Việt Nam. Bởi chỉ trong 10 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo Việt sang thị trường Indonesia đạt gần 1,09 triệu tấn, thu về hơn 655 triệu USD. Việc Indonesia ngừng nhập khẩu gạo trong thời gian tới có thể khiến kim ngạch xuất khẩu gạo của nước ta thâm hụt tới 700 triệu USD, theo Báo Tiền Phong.

Hoàng Hiệp