|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo hôm nay 26/11: Giá lúa tăng trong khi gạo xuất khẩu giảm nhẹ

15:19 | 26/11/2024
Chia sẻ
Thị trường giá lúa gạo hôm nay (26/11) ghi nhận mức tăng 200 – 300 đồng/kg đối với một số loại lúa, trong khi giá gạo xuất khẩu lại giảm nhẹ 2 USD/tấn. Trên thế giới, Ấn Độ đang cân nhắc dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo 100% tấm.

Giá lúa gạo hôm nay

Xem thêm: Giá lúa gạo hôm nay 25/11

Khảo sát cho thấy, giá lúa tại tỉnh An Giang hôm nay tăng nhẹ 200 – 300 đồng/kg ở một số chủng loại chính.

Cụ thể, giá lúa Đài Thơm 8 tăng 200 đồng/kg so với ngày hôm qua, lên mức 8.800 – 9.100 đồng/kg. Tương tự, lúa OM 18 tươi tăng 300 đồng/kg, dao động trong khoảng 8.800 – 9.000 đồng/kg; lúa OM 5451 tăng 200 đồng/kg và được giao dịch ở mức 7.800 – 8.000 đồng/kg.

Ngoài ra, lúa IR 50404 ổn định ở mức 7.600 – 7.800 đồng/kg; OM 380 có giá 6.800 – 7.000 đồng/kg.

Bên cạnh đó, thị trường nếp không ghi nhận biến động mới. Nếp IR 4625 (tươi) từ 8.200 – 8.400 đồng/kg; nếp 3 tháng tươi trong khoảng 8.100 – 8.300 đồng/kg.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm trước

- Nếp IR 4625 (tươi)

kg

8.200 – 8.400

-

- Nếp 3 tháng tươi

kg

8.100 – 8.300

-

- Lúa IR 50404

kg

7.600 - 7.800

-

- Lúa OM 5451

Kg

7.800 - 8.000 

+200

- Lúa Đài thơm 8

Kg

8.800 – 9.100

+200

- Lúa OM 18 tươi

kg

8.800 – 9.000

+300

- OM 380

kg

6.800 – 7.000

-

- Nàng Hoa 9

kg

8.400 – 8.600

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Nếp ruột

kg

18.000 - 22.000

-

- Gạo thường

kg

16.000 - 17.000

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

28.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

20.000 - 22.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

17.000 - 18.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

22.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

17.500

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

21.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

18.500

-

- Gạo Sóc Thái

kg

21.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

21.000

-

- Gạo Nhật

kg

22.500

-

- Cám

kg

10.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 26/11 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)

Tại chợ An Giang, giá gạo vẫn duy trì ổn định so với ngày hôm trước. Hiện gạo thường đang được ấn định ở mức 16.000 – 17.000 đồng/kg, các loại gạo thơm có giá 17.000 – 22.000 đồng/kg.

Còn tại các khu vực khác của Đồng bằng sông Cửu Long, giá gạo nguyên liệu IR 504 giảm nhẹ 50 đồng/kg, xuống còn 10.300 - 10.400 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 giảm 50 đồng/kg, ở mức 12.400 – 12.500 đồng/kg.

Với mặt hàng phụ phẩm, giá cám khô tại các địa phương của ĐBSCL tiếp tục giảm 100 – 200 đồng/kg, xuống còn 5.700 – 5.900 đồng/kg; trong khi tấm thơm đi ngang trong khoảng 9.200 – 9.400 đồng/kg.

Giá gạo xuất khẩu

Trên thị trường xuất khẩu, theo dữ liệu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 520 USD/tấn, giảm 2 USD/tấn so với ngày giao dịch gần nhất.

Tương tự, giá gạo 5% tấm của Pakistan cũng giảm 3 USD/tấn xuống còn 455 USD/tấn.

Ngược lại, giá gạo 5% tấm của Thái Lan tăng 3 USD/tấn lên 493 USD/tấn. Tuy nhiên, gạo 25% tấm và 100% tấm giảm nhẹ 1 – 2 USD/tấn.

Còn tại Ấn Độ, giá gạo 5% tấm ghi nhận mức tăng nhẹ 1 USD/tấn lên 453 USD/tấn.

Nguồn: Hoàng Hiệp tổng hợp từ Reuters và VFA

S&P Global Commodity Insights dẫn nguồn tin trong ngành công nghiệp cho biết chính phủ Ấn Độ đang cân nhắc dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng 100% tấm. Một động thái có khả năng thúc đẩy các lô hàng xuất khẩu của Ấn Độ.

Ấn Độ đã dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng không phải giống basmati và áp dụng mức giá xuất khẩu tối thiểu là 490 USD/tấn vào cuối tháng 9. Sau đó, nước này đã bãi bỏ giá xuất khẩu tối thiểu (MEP) là 490 USD/tấn vào ngày 23 tháng 10. Tuy nhiên, lệnh cấm đối với gạo trắng 100% tấm vẫn tiếp tục được duy trì.

Trước đó, từ ngày 9/9/2022, Ấn Độ đã thay đổi chính sách xuất khẩu gạo 100% tấm từ trạng thái "Tự do" sang "Cấm", nhằm đảm bảo nguồn cung trong nước.

Tuy nhiên, nhiều nguồn tin cho rằng việc dỡ bỏ lệnh cấm này là cần thiết để đáp ứng nhu cầu lương thực nhân đạo của các quốc gia nhập khẩu.

Một nguồn tin tham gia thảo luận với chính phủ Ấn Độ về lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng 100% tấm cho biết họ đã chính thức đề nghị chính phủ dỡ bỏ hạn chế này và chính phủ đang xem xét đề xuất.

Nguồn tin trên cho rằng lệnh cấm nên được gỡ bỏ vì mật rỉ đường có thể được sử dụng để sản xuất ethanol, khiến lệnh hạn chế xuất khẩu gạo trắng 100% tấm trở nên không cần thiết. Ngoài ra, họ nhấn mạnh nhu cầu mạnh mẽ đối với loại gạo này tại các quốc gia Tây Phi, và việc duy trì lệnh cấm là không công bằng về mặt nhân đạo.

Ấn Độ sản xuất khoảng 15 triệu tấn gạo trắng 100% tấm mỗi năm, và việc dỡ bỏ lệnh cấm có thể mở ra tiềm năng xuất khẩu 1,6 triệu tấn. Đồng thời, lệnh cấm này cũng đang gây ra các vấn đề về tham nhũng, khi một số nhà xuất khẩu dán nhãn sai loại gạo để lách luật.

Bất kỳ quyết định nào về việc dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng 100% tấm của Ấn Độ có thể gây áp lực lên giá gạo cùng loại của Pakistan, Việt Nam và Myanmar.

Ấn Độ được dự báo sẽ xuất khẩu 20,5 triệu tấn gạo trong niên vụ 2024-2025, tăng 38,5% so với cùng kỳ năm trước, theo dữ liệu từ Commodity Insights.

Hoàng Hiệp

Giảm VAT 2% lần thứ 5: Nên giảm cho tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ để mang lại hiệu quả cao nhất
Chính sách giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ được thực hiện trong thời gian qua mang lại nhiều tác động tích cực cho nền kinh tế Việt Nam. Tuy vậy, để đạt hiểu quả cao nhất, các chuyên gia đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc phương án giảm cho tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ.