Giá lúa gạo hôm nay 21/11: Tiếp tục tăng, gạo thường thêm 1.000 đồng/kg
Giá lúa gạo hôm nay
Tại An Giang, giá lúa IR 50404 hôm nay được thương lái thu mua ở mức 7.600 – 7.800 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Ở các loại lúa khác, giá nhìn chung không có biến động mới. Lúa Đài Thơm 8 có giá thu mua cao nhất là 8.600 – 8.800 đồng/kg; theo sau là Nàng Hoa 9 và OM 18 với giá 8.400 – 8.600 đồng/kg; OM 5451 từ 7.600 – 7.700 đồng/kg; OM 380 đứng ở mức thấp nhất là 6.800 – 7.000 đồng/kg.
Thị trường nếp cũng đi ngang sau hai ngày tăng giá liên tiếp. Hiện nếp IR 4625 (tươi) trong khoảng 8.200 – 8.400 đồng/kg; nếp 3 tháng tươi ở mức 8.100 – 8.300 đồng/kg.
Giá lúa |
ĐVT |
Giá mua của thương lái (đồng) |
Tăng (+), giảm (-) so với hôm trước |
- Nếp Long An 3 tháng (khô) |
kg |
9.800 – 10.000 |
- |
- Nếp IR 4625 (tươi) |
kg |
8.200 – 8.400 |
- |
- Nếp 3 tháng tươi |
kg |
8.100 – 8.300 |
- |
- Lúa IR 50404 |
kg |
7.600 - 7.800 |
+200 |
- Lúa Đài thơm 8 |
Kg |
8.600 - 8.800 |
- |
- Lúa OM 5451 |
Kg |
7.600 - 7.800 |
- |
- Lúa OM 18 tươi |
kg |
8.400 – 8.600 |
- |
- OM 380 |
kg |
6.800 – 7.000 |
- |
- Nàng Hoa 9 |
kg |
8.400 – 8.600 |
- |
Giá gạo |
|
Giá bán tại chợ (đồng) |
Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua |
- Nếp ruột |
kg |
18.000 - 22.000 |
- |
- Gạo thường |
kg |
16.000 - 17.000 |
+1.000 |
- Gạo Nàng Nhen |
kg |
28.000 |
- |
- Gạo thơm thái hạt dài |
kg |
20.000 - 22.000 |
- |
- Gạo thơm Jasmine |
kg |
17.000 - 18.000 |
- |
- Gạo Hương Lài |
kg |
22.000 |
- |
- Gạo trắng thông dụng |
kg |
17.500 |
- |
- Gạo Nàng Hoa |
kg |
21.500 |
- |
- Gạo Sóc thường |
kg |
18.500 |
- |
- Gạo Sóc Thái |
kg |
21.000 |
- |
- Gạo thơm Đài Loan |
kg |
21.000 |
- |
- Gạo Nhật |
kg |
22.500 |
- |
- Cám |
kg |
10.000 |
- |
Bảng giá lúa gạo hôm nay 21/11 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)
Thị trường gạo tại chợ An Giang cũng có sự điều chỉnh tăng đối với giá gạo thường, với mức tăng 1.000 đồng/kg, lên 16.000 – 17.000 đồng/kg. Trong khi các loại gạo thơm vẫn ổn định từ 17.000 – 22.000 đồng/kg.
Còn tại các khu vực khác của Đồng bằng sông Cửu Long, giá gạo nguyên liệu IR 504 tiếp tục giữ ở mức 10.400 - 10.500 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 dao động 12.400 – 12.550 đồng/kg.
Với mặt hàng phụ phẩm, giá cám khô tại các địa phương không đổi ở mức 6.000 – 6.100 đồng/kg, tấm thơm khoảng 9.200 – 9.400 đồng/kg.
Giá gạo xuất khẩu
Trên thị trường xuất khẩu, theo dữ liệu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam hôm nay ổn định ở mức 520 USD/tấn.
Tương tự, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Thái Lan giữ ở mức 487 USD/tấn, gạo 5% tấm của Pakistan có giá 453 USD/tấn.
Còn tại Ấn Độ, giá gạo trắng 5% tấm đứng ở mức thấp nhất là 450 USD/tấn, gạo đồ 5% tấm ở mức 442 USD/tấn.
Tại khu vực châu Á, hiện gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam đang dẫn đầu về giá bán khi cao hơn 33 USD/tấn so với sản phẩm cùng loại của Thái Lan, hơn 67 USD/tấn so với gạo Pakistan và 70 USD/tấn so với gạo Ấn Độ.
Theo Báo Pháp Luật, ngày 18/11 tại TP Cần Thơ, báo Đại biểu Nhân dân tổ chức hội thảo “Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa ĐBSCL phát triển nhanh, bền vững”.
Phát biểu tại hội thảo, ông Phạm Thái Bình – Tổng Giám đốc Công ty CP nông nghiệp công nghệ cao Trung An (TP Cần Thơ) cho rằng có một bất cập trong vấn đề tín dụng là 99% doanh nghiệp phụ thuộc vốn vay ngân hàng.
"Nếu không có vốn vay ngân hàng thì tôi đảm bảo doanh nghiệp ngừng hoạt động ngay” - ông Bình nói. Đồng thời, ông đề xuất cần có nhiều nguồn vốn khác nhau để người làm trong ngành hàng nông sản chủ lực của ĐBSCL có thể tiếp cận được.
Theo ông Bình, ngành hàng lúa gạo muốn phát triển nhanh, căn cơ, bền vững thì không thể thiếu nguồn tín dụng của ngân hàng. Đồng thời cho rằng nếu cứ để ngành hàng lúa, gạo Việt Nam sản xuất, kinh doanh như hiện tại thì mỗi năm Việt Nam tự đánh mất khoảng 5 tỉ USD.
Bà Phạm Thị Thanh Huyền - Tổng biên tập Báo Đại biểu Nhân dân cho biết, ngành ngân hàng có triển khai nhiều cơ chế đồng hành phát triển kinh tế, xã hội vùng ĐBSCL, đặc biệt là các sản phẩm, ngành hàng nông sản chủ lực của vùng.
Tính đến cuối tháng 9-2024, dư nợ đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của vùng đạt khoảng 643.000 tỉ đồng, tăng 7% so với 2023.
Tuy vậy, việc tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp nông, lâm, thủy sản ở ĐBSCL, trong đó có các ngành hàng chủ lực như lúa gạo, thủy sản, rau quả, còn khó khăn. Cụ thể như cho vay không có tài sản bảo đảm mới chiếm khoảng 20% dư nợ nông nghiệp nông thôn; Dư nợ của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo mô hình liên kết, chuỗi giá trị chưa có nhiều chuyển biến…