|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá đường trong nước lép vế trước đường nhập khẩu, nhập lậu

23:23 | 03/05/2022
Chia sẻ
VSSA cho biết đường nhập lậu và đường nhập khẩu chính ngạch với ưu thế giá rẻ tiếp tục làm chủ thị trường. Điều này khiến giá đường trong nước đang ở thấp hơn giá thành sản xuất, các doanh nghiệp có tồn kho lớn.

Theo Hiệp hội Đường Việt Nam (VSSA) nửa đầu tháng 4 thị trường đường mức cầu tăng nhẹ trong giai đoạn phục hồi sau dịch COVID-19 nhưng giá đường vẫn chưa cải thiện là bao khi các nguồn cung vẫn dồi dào.

Dưới ảnh hưởng giá đường tăng trên thị trường quốc tế và cước vận chuyển tăng do tăng giá nhiên liệu, đường nhập khẩu chính ngạch từ các nước ASEAN và đường nhập lậu từ các tỉnh biên giới với Campuchia và Lào dù đã phải điều chỉnh tăng nhưng vẫn thấp hơn giá thành sản xuất đường từ mía nên vẫn chiếm ưu thế thị trường.

Giá đường sản xuất từ mía trong nước tùy phẩm cấp đường (chất lượng và cỡ hạt) và giá đường nhập lậu (có VAT, đồng/kg) dao động ở mức như sau:

 

 

Đường kính trắng

Đường tinh luyện

Đường vàng

Đường nhập lậu

Hà Nội

5/4

17.300-18.000

18.400-18.800

17.600

16.900

 

12/4

17.300-18.000

18.400-18.800

17.600

17.100

Miền Trung

5/4

17.200-17.600

18.600

 

16.600

 

12/4

17.200-17.600

18.600

 

16.800

TP HCM

5/4

17.600-18.000

18.600

17.800

17.200

 

12/4

17.600-18.000

18.600

17.800

17.300

VSSA cho biết lượng đường trên thị trường Việt Nam chủ yếu đến từ ba nguồn, bao gồm nhập khẩu trực tiếp chính ngạch đường của các nước ASEAN, đường gian lận thương mại qua biên giới Tây Nam và đường ép từ vụ ép 2021-2022.

Nguồn cung dồi dào nhưng sức cầu chưa tăng khiến cho thị trường đường rơi vào cảnh dư cung, đẩy giá đường mía xuống dưới mức giá thành sản xuất, các nhà máy đường không bán được, phải tồn kho.

Hiện, đường nhập lậu và đường nhập khẩu chính ngạch với ưu thế giá rẻ tiếp tục làm chủ thị trường.

VSSA cho rằng nếu không kiểm soát được hoạt động gian lận thương mại đường nhập lậu, thị trường đường sẽ tiếp tục dư cung trong thời gian tới.

Giá đường mía có thể tăng nhẹ nhờ tác động của thị trường quốc tế và cước vận chuyển nhưng vẫn sẽ ở mức dưới giá thành sản xuất.

Hoàng Anh