Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định đang liên lạc chặt chẽ với phía Mỹ, cũng như chuẩn bị đạt được tiến bộ về đàm phán thương mại với Washington vào tháng Mười tới.
Tình trạng hạn hán khắc nghiệt đang khiến ngành sản xuất đậu tương của Australia điêu đứng khi sản lượng không đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước vốn đang tăng vọt trong thời gian gần đây.
Số lượng đơn hàng của Trung Quốc đã phục hồi mạnh mẽ trong tháng 7. Nhập khẩu đậu nành, than đá và dầu thô đều tăng, báo hiệu nhu cầu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn ổn định, bất chấp xung đột thương mại với Mỹ leo thang.
Nhà sản xuất thịt hàng đầu nước Nga Cherkizovo Group cho biết họ đã sẵn sàng để lấp đầy khoảng trống nguồn cung do Mỹ gây ra, khi thị trường đông dân nhất thế giới phải cùng lúc vật lộn với dịch tả heo châu Phi tàn khốc và chiến tranh thương mại kéo dài.
Vì cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh leo thang, Trung Quốc đang lên kế hoạch tích trữ lượng đậu nành Mỹ mua vào đầu năm nay. Tuy nhiên, số lượng đậu nành trên vẫn chưa được giao đến Trung Quốc.
Đối mặt với sự sụt giảm giá do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, nông dân trồng đậu nành Argentina có rất ít lựa chọn trong năm nay ngoài chịu thua lỗ hoặc dự trữ hàng để chờ đợi một thỏa thuận thương mại.
Trung Quốc, nước mua đậu nành lớn nhất thế giới, mới đây tuyên bố tạm ngưng các giao dịch thu mua đậu nành Mỹ sau khi chiến tranh thương mại giữa Washington và Bắc Kinh leo thang.
Nhập khẩu đậu nành Mỹ của Trung Quốc tăng trong tháng 4, nhờ căng thưởng thương mại với Washington hạ nhiệt trước đó, trong khi nhập khẩu từ Brazil tăng vọt sau khi người mua nhận lô hàng đặt hồi tháng 3 để hưởng thuế suất giảm đối với nông sản.
Giá hợp đồng đậu nành giao sau đã giảm xuống mức thấp nhất trong một thập kỉ vì chiến tranh thương mại leo thang làm giảm kì vọng Trung Quốc sẽ tiếp tục mua đậu nành Mỹ và giúp tiêu thụ bớt nguồn cung dư thừa.