Giá dầu dự kiến duy trì ổn định cho tới năm 2019 nhờ sản lượng tăng từ Mỹ, OPEC
Giá xăng dầu hôm nay (1/8) đồng loạt giảm do căng thẳng Mỹ - Iran 'hạ nhiệt' | |
Sản lượng dầu thô OPEC tháng 7 đạt đỉnh trong năm 2018 |
Cụ thể, kết quả khảo sát 44 chuyên gia phân tích và các nhà kinh tế của Reuters cho biết, giá dầu thô Brent trung bình đạt 72,87 USD/thùng trong năm 2018, tăng 29 US cent so với dự đoán 72,58 USD trong trong tháng trước và vượt mức trung bình 71,68 USD trong năm nay.
Giá dầu thô Mỹ ước tính trung bình đạt 67,32 USD/thùng vào năm 2018, tăng so với dự báo tháng trước là 66,79 USD và mức trung bình 66,16 USD cho tới thời điểm hiện tại.
Đây là tháng thứ 10 liên tiếp các chuyên gia phân tích nâng dự báo giá dầu.
“Chúng tôi dự đoán giá dầu sẽ chủ yếu duy trì dao động trong khung giá này trong nửa cuối năm 2018 và 2019. Mặt khác, sản xuất dầu đá phiến của Mỹ tăng mạnh và lo ngại trên thị trường về tranh chấp thương mại ngày càng leo thang giữa Mỹ - Trung Quốc sẽ giữ giá dầu trong tầm kiểm soát”, ông Cailin Brirch, chuyên gia phân tích tại Economist Intelligence Unit, cho biết.
“Mặt khác, nguồn cung toàn cầu sụt giảm trong thời gian gần đây sẽ khiến giá nhạy cảm hơn đối với bất kỳ rủi ro địa chính trị nào, nhân tố giữ giá không giảm xuống dưới mức hiện tại”.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và quốc gia ngoài tổ chức đã thống nhất tăng nguồn cung trong buổi họp diễn ra vào tháng trước để đáp ứng nhu cầu toàn cầu ngày càng gia tăng, tuy nhiên tổ chức không làm rõ mục tiêu nâng sản lượng.
Trong khi đó, các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran, có hiệu lực vào cuối năm, sẽ buộc xuất khẩu của quốc gia này giảm xuống và hỗ trợ giá dầu, theo các chuyên gia.
“Sự gián đoạn tại Iran sẽ gây áp lực lên thị trường dầu trong nửa cuối năm 2018 và nửa đầu 2019 vì không có nhiều nguồn cung thay thế trên thị trường có thể bù đắp sự gián đoạn tại quốc gia này”, chuyên gia phân tích Edward Bell của Emirates NBD commodities nói.
Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân quốc tế với Iran hồi đầu tháng 5, gây ra sự bất ổn về nguồn cung dầu toàn cầu, và kể từ đó nền kinh tế lớn nhất thế giới đã làm hợp tác với nhiều quốc gia khác để giúp giảm khối lượng dầu nhập khẩu từ Iran.
Các chuyên gia dự báo sản lượng dầu của Iran sẽ giảm khoảng 0,5 – 1 triệu thùng/ngày vì lệnh trừng phạt.
Mặc dù vậy, họ cũng nhận định căng thẳng thương mại toàn cầu đang diễn ra có thể ảnh hưởng tiêu cực tới nhu cầu.
“Một cuộc chiến thương mại sẽ làm tăng trưởng kinh tế chậm lại và nhu cầu dầu sẽ giảm xuống, cuối cùng lan sang những tài sản khác, chủ yếu là chứng khoán, có thể ảnh hướng tới giá dầu thông qua cảm nhận tiêu cực của thị trường”, Jette Jørgensen của công ty Global Risk Management cho biết.
Bên cạnh đó, các chuyên gia phân tích vẫn nhận thấy châu Á là nhân tố chính thúc đẩy nhu cầu dầu, ước tính nhu cầu từ khu vực tăng thêm 800.000 – 900.000 thùng/ngày trong năm nay và năm sau.