|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá cà phê cao chưa từng có, chính thức vượt mốc 120.000 đồng/kg ngày 18/4

06:00 | 18/04/2024
Chia sẻ
Giá cà phê nội địa ghi nhận đỉnh mới. Trên thị trường thế giới, robusta bứt phá kỷ lục mới, robusta và arabica tiếp đà tăng mạnh trên hai sàn giao dịch.

Cập nhật giá cà phê trong nước

Xem thêm: Giá cà phê hôm nay 19/4

Theo khảo sát vào lúc 9h00, giá cà phê duy trì đà tăng mạnh. 

Theo đó, hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông có giá thu mua cao nhất là 121.500 đồng/kg, tăng 4.400 - 4.500 đồng/kg. 

Thương lái tại Lâm Đồng và Gia Lai đang giao dịch cà phê với giá 121.000 đồng/kg và 121.300 đồng/kg sau khi tăng 4.600 đồng/kg và 4.400 đồng/kg. 

Thị trường

Trung bình

Thay đổi

Đắk Lắk

121.500

+4.500

Lâm Đồng

121.000

+4.600

Gia Lai

121.300

+4.400

Đắk Nông

121.500

+4.400

Tỷ giá USD/VND

25.100

+30

Đơn vị tính: VNĐ/kg

Tỷ giá theo ngân hàng Vietcombank

 

Cập nhật thông tin giá cà phê

Theo ghi nhận mới nhất, giá cà phê trên thị trường thế giới tiếp đà tăng mạnh. 

Cụ thể, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 5/2024 được ghi nhận tại mức 4.190 USD/tấn sau khi tăng 4,62%.

Giá cà phê arabica giao tháng 5/2024 tại New York ở mức 244,6 UScent/pound sau khi tăng 3,32%.

Giá cà phê tăng cao, trước hết là phải mừng cho người trồng cà phê Việt Nam, vốn chỉ bán được với giá dưới 50.000 đồng/kg trong một thời gian dài.

Nhưng với các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng cà phê Việt Nam, từ các đại lý thu mua tới nhà cung ứng, xuất khẩu, thương mại, rang xay, việc giá tăng nhanh và quá cao cũng đang gây ra nhiều thách thức. Và thậm chí cũng bộc lộ cả tính thiếu bền vững của cà phê Việt Nam.

Trước thực trạng giá cà phê liên tục tăng, nhiều công ty buộc phải mua với giá cao để có hàng, kịp giao cho các đối tác đã ký kết trước đó. Nhưng không chỉ giá cao, doanh nghiệp cũng đứng ngồi không yên khi còn có cả trường hợp nông dân đã không giao hàng dù hợp đồng đã được ký từ trước.

Ông Phan Minh Thông - Chủ tịch Phúc Sinh Group chia sẻ: "Có hai vấn đề. Một là các hợp đồng đã ký, họ cũng mua lại của các nhà cung cấp. Và một tỷ lệ lớn các nhà cung cấp không giao hàng, nên các nhà xuất khẩu đang vật lộn".

Doanh nghiệp nào không có vốn lớn, lại phải xoay sở bằng cách cắt giảm công suất, theo VTV đưa tin.

Ông Lê Đức Huy - Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2/9 Đắk Lắk cho biết: "Doanh nghiệp điều chỉnh kế hoạch kinh doanh của mình, giảm xuống 15%, thay vì kinh doanh 125.000 tấn, chúng tôi giảm xuống kinh doanh 105.000 tấn để kiểm soát rủi ro tốt hơn. Bên cạnh đó, với giá tăng như vậy cần có một nguồn vốn nhiều, thay vì trước kia 100 triệu mua được 2 tấn thì nay 100 triệu mua được 1 tấn, dẫn tới chi phí tài chính lớn, cần vốn nhiều nên việc điều tiết lại kế hoạch kinh doanh là cần thiết để giảm chi phí tài chính".

Không chỉ các doanh nghiệp trong nước mà nhiều đơn vị FDI cũng ngồi trên đống lửa. Khi một số nhà cung ứng Việt Nam đã không giao hàng đúng theo hợp đồng, doanh nghiệp buộc phải chuyển hướng tìm mua cà phê robusta từ các thị trường khác.

Thanh Hạ

[Infographic] Bức tranh kinh tế vĩ mô 4 tháng đầu năm qua các con số
Trong 4 tháng đầu năm, xuất hiện nhiều điểm sáng của nền kinh tế như: Xuất siêu hơn 8 tỷ USD, sản xuất công nghiệp phục hồi tăng trưởng 6%, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6,2 triệu lượt khách, cao hơn cả cùng kỳ năm 2019. Dù vậy, nền kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp rút lui vẫn cao hơn cả số doanh nghiệp gia nhập thị trường.