|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Gần 92% hàng may mặc nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ bị áp thuế vào ngày 1/9

09:06 | 31/08/2019
Chia sẻ
Hiệp hội May mặc và Giày dép Mỹ cho biết 91,6% hàng may mặc, 68,4% hàng dệt may gia đình và 52,5% giày dép nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ bị áp thuế 15% bắt đầu từ ngày 1/9. Đồng thời, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với mức chi phí cao hơn, bất chấp nỗ lực giảm thiểu tác động của họ.
104400231-GettyImages-478068134

Ảnh: Bloomberg

Trong một nỗ lực nhằm "cứu" kì nghỉ lễ Giáng sinh, Tổng thống Donald Trump hồi đầu tháng 8 đã tuyên bố hoãn thuế quan đối với một số hàng hóa Trung Quốc đến ngày 15/12. 

Theo CNBC, cổ phiếu của các nhà bán lẻ và trung tâm thương mại, gồm American Eagle, Abercrombie và Macy's đều đồng loạt tăng vọt sau thông tin trên, vì giới đầu tư cho rằng thông báo của ông Trump đồng nghĩa với việc sản phẩm của các "ông lớn" này sẽ không bị đánh thuế cho đến cuối năm.  

Tuy nhiên, theo dữ liệu mới nhất từ Hiệp hội Giày dép và May mặc Mỹ (AAFA), 91,6% hàng may mặc nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn sẽ bị áp thuế 15% bắt đầu từ ngày 1/9. 

Hiệp hội còn cho biết 68,4% hàng dệt may gia đình và 52,5% sản phẩm giày dép cũng sẽ bắt đầu chịu thuế quan vào ngày 1/9. Các mặt hàng nhập khẩu còn lại trong các nhóm này sẽ bị đánh thuế vào ngày 15/12. 

"Quá trình dịch chuyển sản xuất số hàng hóa này đã và sẽ cực kì khó khăn vì hạn chế về năng lực ở các quốc gia khác, rào cản khi xây dựng mối quan hệ nhằm đảm bảo nhà máy tuân thủ qui định lao động và an toàn sản phẩm cũng như sức ép khi mà tất cả ngành công nghiệp đều đang bị yêu cầu chuyển đi cùng một lúc", Phó Chủ tịch điều hành AAFA Stephen Lamar cho biết. 

Nhiều nhà bán lẻ, gồm Best Buy, Macy's và Home Depot, cho biết đang áp dụng các chiến lược để giảm thiểu ảnh hưởng từ thuế quan. Chiến lược phổ biến nhất là chuyển nhà máy và nhà cung ứng ra khỏi Trung Quốc.

Ông Craig Johnson, nhà sáng lập của công ty nghiên cứu bán lẻ Customer Growth Partners, cho hay phần lớn doanh nghiệp đã sử dụng một số công cụ để giảm bớt lượng sản phẩm sắp chịu ảnh hưởng bởi thuế quan vào ngày 1/9.

Chẳng hạn, áo phông có ít hơn 70% lụa sẽ bị áp thuế từ ngày 1/9. Biết được điều này, các công ty có thể yêu cầu nhà máy bắt đầu sản xuất áo phông hoàn toàn không chứa lụa.

Các doanh nghiệp cũng đã sắp xếp thời gian xuất hàng sớm hơn để tránh thuế quan vào ngày 1/9. 

"Thông thường, hàng hóa cho dịp lễ thường không đến trước tháng 9 hoặc tháng 10", ông Johnson nói. "Tuy nhiên, doanh nghiệp đã bắt đầu lên kế hoạch kể từ một năm trước. Họ đặt hàng sớm hơn và có một số sản phẩm đã cập cảng từ tháng 8".

Ông Andy Siciliano, đối tác của KPMG, cũng cho biết các công ty may mặc và giày dép đang đặc biệt quen thuộc với công việc xử lí thuế quan bởi ngành này đã bị áp thuế ngay trước cả khi ông Trump đắc cử.

Theo ông, một chiến lược mà doanh nghiệp có thể sử dụng là nếu chi phí sản phẩm tăng khi qua quá trình sản xuất, chẳng hạn 10 USD khi gia công tại Trung Quốc và 20 USD tại Hong Kong, công ty đó có thể chắc chắn thuế suất 15% được áp lên sản phẩm đầu tiên thông quan xác nhận với nhà cung ứng rằng cuối cùng chúng sẽ được bán tại Mỹ.

Tuy nhiên, ông Lamar cho biết ngay cả với các chiến lược giảm thiểu thiệt hại nói trên, doanh nghiệp vẫn sẽ phải đối mặt với chi phí cao hơn.

Yên Khê

ĐHĐCĐ DIG: Muốn làm hai thành phố y tế - nghỉ dưỡng ở Vũng Tàu, Thanh Hóa, tham vọng ở mảng KCN, năng lượng
Sau hơn hai giờ chờ đợi thêm, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của DIG đã đủ điều kiện tiến hành. Chủ tịch Nguyễn Thiện Tuấn chia sẻ về tham vọng của DIG ở các lĩnh vực mới từ thành phố y tế - nghỉ dưỡng đến khu công nghiệp, điện tái tạo...