|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Fed tăng lãi suất tác động thế nào đến Việt Nam?

16:17 | 27/09/2018
Chia sẻ
Quyết định tăng lãi suất của Fed sẽ không tạo nên nhiều thay đổi trong khẩu vị rủi ro nhà đầu tư trong bối cảnh hiện tại khi quyết định của Fed thực tế đã nằm trong kỳ vọng của hầu hết các thị trường thời gian qua.
fed tang lai suat tac dong the nao den viet nam Fed nâng lãi suất lần 3 và dự kiến sẽ tăng một lần nữa trong tháng 12
fed tang lai suat tac dong the nao den viet nam Sau FED, nhiều ngân hàng trung ương châu Á có thể tăng lãi suất

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vừa quyết định tăng lãi suất thêm 0,25% và củng cố kỳ vọng tăng thêm một lần nữa trong năm nay, 3 lần nữa trong năm 2019.

fed tang lai suat tac dong the nao den viet nam

Bình luận về quyết định này, ông Ngô Đăng Khoa, Giám đốc Khối Nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ của HSBC Việt Nam cho rằng, động thái trên sẽ không tạo nên nhiều thay đổi trong khẩu vị rủi ro nhà đầu tư do động thái này đã nằm trong kỳ vọng của hầu hết các thị trường thời gian qua.

“Quyết định tăng 0,25% đã được phản ánh vào giá, vì vậy phản ứng từ thị trường ngoại hối sẽ đến phần lớn từ nội dung cụ thể trong biên bản cuộc họp cũng như lộ trình lãi suất trong tương lai của Fed. Đồ thị điểm (dot-plot) cũng chỉ dẫn tới một đồng USD mạnh hơn trong tương lai”, ông Khoa nhận định.Bình luận về quyết định này, ông Ngô Đăng Khoa, Giám đốc Khối Nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ của HSBC Việt Nam cho rằng, động thái trên sẽ không tạo nên nhiều thay đổi trong khẩu vị rủi ro nhà đầu tư do động thái này đã nằm trong kỳ vọng của hầu hết các thị trường thời gian qua.

Với thị trường Việt Nam, khi lộ trình tăng lãi suất của Fed chưa kết thúc thì câu chuyện về áp lực tỷ giá - lãi suất sẽ ít nhiều vẫn tồn tại. Tuy nhiên theo chuyên gia này, áp lực đó sẽ bị cộng hưởng hay giảm nhẹ đi còn phụ thuộc khá nhiều vào biến động của đồng nhân dân tệ (NDT) trong bối cảnh Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, chiếm hơn 20% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, và Việt Nam có thâm hụt thương mại lớn nhất với Trung Quốc.

Theo đó, nếu đồng NDT ổn định có thể giúp neo giữ sự ổn định chung của tỷ giá trong khu vực, trong đó có đồng Việt Nam (VND). Ngược lại thì rủi ro tỷ giá cũng lớn hơn.

Ngoài ra, với việc Fed tiếp tục tăng lãi suất, rủi ro về dòng vốn đầu tư dịch chuyển, áp lực tới lạm phát, lãi suất và cơ chế điều hành chính sách nhằm ổn định kinh tế vĩ mô cũng trở nên thách thức hơn.

Với doanh nghiệp, nếu chi phí vốn tăng, lợi nhuận doanh nghiệp có thể chịu tác động trực tiếp.

Tuy nhiên, nhìn theo hướng tích cực, với việc nền kinh tế số 1 thế giới là Mỹ tăng trưởng tích cực, nhu cầu đầu tư, chi tiêu tăng lên, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu.

“Các doanh nghiệp Việt Nam vì thế cần tận dụng cơ hội này đẩy mạnh lợi thế cạnh tranh, bên cạnh việc sử dụng linh hoạt các công cụ phòng vệ rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh ít chịu ảnh hưởng bởi các biến động khó lường trong tương lai”, ông Ngô Đăng Khoa khuyến nghị.

Xem thêm

ĐP