|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

FAO: Giá thực phẩm thế giới tăng trong tháng 1

12:50 | 13/02/2019
Chia sẻ
Giá thực phẩm toàn cầu khởi đầu năm mới với chỉ số giá của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) trung bình đạt 164,8 điểm, tăng 1,8% so với tháng trước.

Giá sữa tăng mạnh, cùng với sự ổn định của giá dầu cọ và đậu nành đã thúc đẩy chỉ số đi lên, cơ quan này cho hay. Mặc dù vậy, chỉ số giá thực phẩm của FAO, thể hiện sự thay đổi hàng tháng về giá của giỏ các hàng hóa trên thị trường thế giới, vẫn giảm 2,2% so với cùng kì năm 2018.

Cụ thể, trong tháng 1, chỉ số giá ngũ cốc đạt trung bình 168,1 điểm, tăng nhẹ so với tháng 12/2018. Giá các loại ngũ cốc chính nhìn chung ổn định trong bối cảnh nguồn cung xuất khẩu thắt chặt và nhu cầu thế giới tăng mạnh.

fao gia thuc pham the gioi tang trong thang 1

Chỉ số giá dầu thực vật tăng 4,3% so với tháng trước, dẫn đầu là giá dầu cọ, phản ánh sản lượng giảm ở các nước sản xuất chính. Giá dầu đậu nành cũng tăng nhờ nhu cầu nhập khẩu tăng đối với các nguồn cung Nam Mỹ.

Đảo ngược xu hướng giảm liên tiếp trong 7 tháng, chỉ số giá sữa tăng 7,2% so với tháng trước trước đó. Nguồn cung xuất khẩu hạn chế vì nhu cầu nội địa mạnh ở châu Âu là nhân tố chính kéo giá tăng cao, cùng với nguồn cung sẵn có để xuất khẩu được dự báo sẽ hạn chế ở khu vực Châu Đại Dương trong các tháng tới.

Chỉ số giá đường tăng 1,3%, chủ yếu chịu tác động từ sự tăng giá đồng real Brazil, nhà xuất khẩu đường hàng đầu thế giới.

Chỉ số giá thịt gần như không đổi so với tháng 12/2018. Giá tháng 1/2019 được tính với giả thuyết giá thịt ổn định ở Mỹ, vì số liệu chính thức chưa được công bố. Giá thịt bò, thịt heo và thịt gia cầm thế giới vẫn ổn định, trong khi thịt cừu giảm do nguồn cung xuất khẩu dồi dào ở Châu Đại Dương.

fao gia thuc pham the gioi tang trong thang 1
Ảnh minh họa.

Xu hướng sản lượng đi lên

Trong báo cáo ngắn về nhu cầu và nguồn cung ngũ cốc, FAO đã nâng ước tính sản lượng ngũ cốc của thế giới năm 2018 lên 2.611 triệu tấn, phản ánh sự điều chỉnh tăng của ngô, lúa mì và gạo, theo New Food Magazine.

Triển vọng sản lượng đối với lúa mì lạc quan trong năm 2019, với dự báo trươc đó cho thấy sự gia tăng đáng kể tại Liên minh châu Âu (EU) và Nga.

Đối với ngô, sẽ sớm được thu hoạch tại bán cầu Nam, được dự báo tăng mạnh tại Argentina và Brazil; trong khi thời tiết kho hạn đã ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động trồng trọt và triển vọng năng suất tại Nam Phi.

FAO cũng nâng dự báo sử dụng ngũ cốc thế giới trong mùa vụ 2018 - 2019 lên 2.657 triệu tấn, tăng 1,7% so với năm 2017 - 2018. Theo đó, việc sử dụng ngũ cốc làm thức ăn chăn nuôi gia súc dự kiến sẽ tăng, với Australia cần thêm lúa mì vì ảnh hưởng của thời khô hạn và Trung Quốc, Mexico, Mỹ gia tăng sử dụng ngũ cốc hạt lên mức cao chưa từng thấy.

Với dự báo sử dụng vượt sản lượng, dự trữ ngũ cốc thế giới được dự báo giảm 45 triệu tấn, tương đương 5,6%, từ mức cao kỉ lục. Điều này sẽ làm tỉ lệ dự trữ/sử dụng ngũ cốc của thế giới giảm còn 28,5% từ mức cao gần hai thập kỉ 30,8% ghi nhận trong năm 2017 - 2018.

Thương mại quốc tế của tất cả ngũ cốc có thể lên tới 416 triệu tấn trong năm 2018 - 2019, thấp hơn mức kỉ lục trong mùa vụ 2017 - 2018, theo dự báo mới nhất của FAO.

fao gia thuc pham the gioi tang trong thang 1 Giá thực phẩm ở TP HCM bắt đầu hạ nhiệt

Sáng mùng 5 Tết, lượng người đến mua sắm tại các siêu thị, chợ ở TP HCM vẫn chưa đông.

fao gia thuc pham the gioi tang trong thang 1 FAO: Giá thực phẩm ổn định trong tháng 12/2018

Theo Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), giá thực phẩm toàn cầu phần lớn ổn định trong tháng 12/2018, với giá ngũ cốc ...

Lyly Cao