EU muốn áp giá trần đối với khí đốt
Theo Financial Times, Uỷ ban Châu Âu (EC) mới đây công bố các biện pháp khẩn cấp mới nhằm kìm hãm đà tăng giá năng lượng, đồng thời nói thêm khối này sẽ có thêm cơ chế “đặc biệt” khác để chuẩn bị cho tình hình nguồn cung “bấp bênh” vào năm tới.
Các biện pháp này bao gồm việc áp giá trần đối với giá đôt giao dịch trên các sàn chính tại EU, cùng với các biện pháp nhằm hạn chế biến động trên thị trường năng lượng phái sinh. EC cũng muốn tạo ra một cấu trúc rõ ràng hơn để điều phối việc mua khí đốt trên toàn EU.
Đồng thời, EU cũng thiết lập “thoả thuận đoàn kết” cho phép các nước trong khối mua khí đốt từ các nước láng giềng nếu nguồn cung của họ bị cắt.
Chủ tịch EC bà Ursula von der Leyen cho biết “các biện pháp đặc biệt và tạm thời” vẫn cần thiết để đảm bảo an ninh nguồn cung khí đốt trong năm tới. Hiện tại, khối EU có thể thực hiện những bước tiến xa hơn hướng tới một liên minh năng lượng.
Giá khí đốt tăng mạnh trong quý II sau khi Nga hạn chế nguồn cung sang Châu Âu nhằm trả đũa các lệnh trừng phạt của khối này. Tuy nhiên, giá đã giảm trong những tháng gần đây và hiện ở quanh mốc tại thời điểm cuộc xung đột Nga - Ukraine mới bùng nổ.
Tỷ lệ lấp đầy các kho dự trữ khí đốt của các nước EU khoảng 92%. Nhưng EC lo ngại rằng nếu dòng chảy khi đốt từ Nga bị cắt hoàn toàn và lượng dự trữ dần cạn kiệt vào mùa xuân, các quốc gia thành viên sẽ phải đối mặt với “tình huống bấp bấp” vào mùa đông năm sau.
Hôm 18/10, ông Paolo Gentiloni, uỷ viên kinh tế EU, cảnh báo rằng khối này vẫn đang đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng và các biện pháp năng lượng vừa đưa ra “sẽ không phải là biện pháp cuối cùng”.
Năm 2021, Nga là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất cho EU với 155 tỷ mét khối, tương đương với tỷ trọng 40% nhiên liệu tiêu thụ.
Các biện pháp mới nhất sẽ được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh với sự tham gia của các nhà lãnh đạo cấp cao từ 27 nước thành viên EU, dự kiến diễn ra vào ngày 20 - 21/10. Tiếp đó vào ngày 25/10, bộ trưởng năng lượng các nước sẽ thảo luận chi tiết hơn về những biện pháp này. Mặc dùt vậy, nhiều nguồn tin cho rằng thoả thuận khó lòng được ký kết trước tháng 11.
Việc thiết lập cơ chế giá trần nhằm hạn chế giá khí đốt tăng cao trên sàn TTF (Hà Lan) được đề xuất sau nhiều tuần giới chức khối EU chịu áp lực trước việc hạ nhiệt giá năng lượng nhằm tránh bất ổn xã hội khi mùa đông đến gần. Hiện tại, giá khí đốt trên sàn TTF được xem là giá cơ sở cho toàn Châu Âu.
Một số quốc gia tin rằng các đề xuất của EU không đủ mạnh để giảm bớt tác động của hoá đơn năng lượng tăng cao đối với các hộ gia đình. Ông Teresa Rebera, Bộ trưởng Năng lượng Tây Ban Nha cho rằng kế hoạch vẫn chưa đủ “nhanh chóng và quyết liệt”.
Tây Ban Nha và Pháp nằm trong số các quốc gia thúc đẩy việc giới hạn giá khí đốt sử dụng trong sản xuất điện trên toàn EU. Trong khi đó, Đức thường xuyên phản đối áp giá trần vì lo ngại có thể làm tăng tiêu thụ khí đốt trong khối EU trong bối cảnh các nước vẫn đang vật lộn để đảm bảo nguồn cung.
Ông Pascal Canfin - Chủ tịch Ủy ban Môi trường thuộc Nghị viện Châu Âu nhận định việc Pháp và Đức thiếu nhất trí về cách giải quyết cuộc khủng hoảng đồng nghĩa với “tác động của các biện pháp sẽ bị hạn chế”.
Một quan chức cấp cao của EU cho biết việc áp giá trần khi giá khí đốt tăng quá mạnh. Tuy nhiên, chi tiết về thời điểm kích hoạt biện pháp này vẫn chưa được ấn định.
Sau các cuộc tấn công vào đường ống Nord Stream vào đầu tháng 10, Brussels cũng đặt ra kế hoạch tăng cường bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng bao gồm việc kiểm tra gắt gao hơn và thành lập lực lượng đặc nhiệm EU - Nato.