|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Ép bàn giao công nghệ - Lợi thế của thị trường tỉ dân

16:40 | 26/05/2019
Chia sẻ
Số lượng các công ty nước ngoài cảm thấy buộc phải bàn giao công nghệ để đổi lấy quyền tiếp cận thị trường Trung Quốc - một vấn đề làm dấy lên cuộc chiến thuế quan giữa Tổng thống Donald Trump với Bắc Kinh.

Biểu thuế này đã tăng gấp đôi kể từ hai năm trước mặc dù chính quyền sở tại đã hứa sẽ chấm dứt áp lực như vậy, theo một tập đoàn kinh doanh vừa báo cáo.

Phòng Thương mại châu Âu trong báo cáo về Trung Quốc nhấn mạnh các khiếu nại lâu dài về “việc cưỡng bức chuyển giao công nghệ” mà các đối tác thương mại của Trung Quốc phải chấp nhận. Và họ cho rằng, đây là vi phạm các cam kết mở cửa thị trường của Bắc Kinh bất chấp các phủ nhận và hứa hẹn thay đổi từ phía quan chức chính phủ.

Các nhà lãnh đạo tại châu Âu đã chỉ trích các chiến lược của ông Trump trong việc đối đầu với Bắc Kinh về tham vọng công nghệ của họ nhưng vẫn lặp lại những chỉ trích của Mỹ.

Một trong 5 công ty trả lời cuộc khảo sát vào tháng 1, trước vòng tăng thuế mới nhất của Mỹ - Trung, cho biết họ cảm thấy bị bắt buộc phải bàn giao công nghệ, tăng từ tỉ lệ 10% trong cuộc khảo sát năm 2017, theo Phòng Thương mại châu Âu cho biết.

Thị phần của các công ty cho biết họ cảm thấy bắt buộc phải chuyển giao công nghệ cao hơn trong một số lĩnh vực như: 30% trong dầu mỏ và hóa chất, 28% trong các thiết bị y tế, 27% trong dược phẩm và 21% trong ngành công nghiệp ô tô. 1/4 trong số các công ty cho biết việc chuyển giao đang diễn ra tại thời điểm khảo sát.

Báo cáo không đưa ra chi tiết lý do tại sao các công ty cảm thấy bị bắt buộc phải bàn giao công nghệ. Nhưng nền kinh tế được kiểm soát chặt chẽ mang lại cho các nhà quản lý Trung Quốc đòn bẩy đối với các công ty ngoại và các tập đoàn kinh doanh nói rằng đôi khi họ đưa ra mệnh lệnh một cách bí mật.

Ông Trump bắt đầu tăng thuế đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc vào tháng 7/2018 vì khiếu nại Bắc Kinh đánh cắp hoặc gây áp lực cho các công ty nước ngoài để bắt bàn giao công nghệ.

Châu Âu, Nhật Bản và các đối tác thương mại khác lặp lại khiếu nại của Hoa Kỳ rằng các hành vi đó vi phạm các cam kết của Trung Quốc về việc mở cửa thị trường và đối xử bình đẳng với các công ty nước ngoài để đổi lấy quyền tiếp cận thị trường của họ.

“Chương trình cải cách tụt hậu của Trung Quốc không chỉ kìm hãm sự phát triển kinh tế mà còn thúc đẩy căng thẳng toàn cầu”, ông Roule nói.

Chính quyền Trung Quốc phủ nhận việc các công ty nước ngoài bị yêu cầu bàn giao công nghệ. Nhưng các công ty sản xuất ô tô, điện tử và các ngành công nghiệp khác muốn hoạt động ở Trung Quốc bị buộc phải là đối tác nhỏ trong liên doanh với các đối tác nhà nước, điều này buộc họ phải chia sẻ công nghệ và chuyên môn.

Một đạo luật được phê chuẩn vào tháng 3 bởi cơ quan lập pháp nghi lễ của Trung Quốc cố gắng trấn an các nhà đầu tư nước ngoài bằng cách cấm sử dụng “các biện pháp hành chính” để gây áp lực chuyển giao công nghệ.

Các tập đoàn kinh doanh hoan nghênh điều này nhưng cho biết các quan chức Trung Quốc vẫn có đòn bẩy lớn trong nền kinh tế bị kiểm soát chặt chẽ.

Thúy Hà

Tự doanh CTCK đẩy mạnh nắm giữ tiền gửi trong quý cuối năm
Tại cuối năm 2024, hơn phân nửa tài sản tự doanh của Chứng khoán SSI, VPS, ACBS, MBS hay Kafi là tiền gửi. VNDirect và VPBankS ghi nhận trái phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất mảng tự doanh. Trong khi đó, Vietcap và VIX dẫn đầu về nắm giữ cổ phiếu.