|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Dư thừa xe điện tại Trung Quốc

15:16 | 10/08/2021
Chia sẻ
Ngành công nghiệp xe điện đang bùng nổ tại Trung Quốc, kéo theo đó là sự gia nhập cuộc chơi của nhiều ông lớn trong các lĩnh vực khác.

Ngành công nghiệp xe điện (EV) của Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng bằng cách đẩy nhanh áp dụng công nghệ mới, có khả năng sẽ phải đối mặt với tình trạng dư thừa công suất trong thời gian tới khi có nhiều mẫu xe không đạt chất lượng từ một số nhà sản xuất, theo South China Morning Post.      

Theo ý kiến từ một chuyên gia, ngành công nghiệp này tại Trung Quốc đang ở trong giai đoạn củng cố, các công ty hàng đầu về lĩnh vực xe điện đã bắt đầu tung ra những mẫu xe đời mới nhằm mục đích vượt qua những đối thủ yếu hơn.

Chen Jinzhu, Giám đốc điều hành của Shanghai Mingliang Auto Service, công ty chuyên cung cấp dịch vụ bảo dưỡng và bán xe cũ cho biết: "Triển vọng đối với thị trường xe điện rất tươi sáng, nhưng điều này không có nghĩa là tất cả sẽ trở thành người chiến thắng. Hàng tỷ nhân dân tệ bị lãng phí khi một số công ty hoạt động không hiệu quả phải rời cuộc chơi".

Có 500 công ty sản xuất và lắp ráp xe điện, Trung Quốc đối mặt với tình trạng dưa thừa lượng sản phẩm - Ảnh 1.

Một mẫu xe điện được sản xuất bởi XPeng, nhà thiết kế của Trung Quốc. (Ảnh: Bloomberg).

Hiện tại, có khoảng 500 công ty tại Trung Quốc tham gia vào thị trường xe điện, đầu tư hàng chục tỷ USD cho việc phát triển, thiết kế và lắp ráp. Theo Tạp chí Chứng khoán Trung Quốc, các nhà lắp ráp ô tô của nước này đã đạt kế hoạch xây dựng tổng công suất hàng năm đạt 20 triệu chiếc xe điện vào năm 2017.

Bên cạnh đó, tờ tạp chí cũng đưa ra cảnh báo rằng nền công nghiệp xe điện tại Trung Quốc có thể đổi mặt với tình trạng dư thừa công suất trong những năm tới vì phát triển quá nóng. Tổng số lượng xe điện được giao tại Trung Quốc, thị trường ô tô lớn nhất thế giới, đạt 1,17 triệu chiếc vào năm 2020, tăng 12% so với năm 2019.

Theo ước tính của ngân hàng UBS, Thuy Sĩ, tính đến năm 2025, khoảng 25% số lượng xe du lịch được bán ra tại Trung Quốc sẽ chạy bằng pin. Các nhà sản xuất ô tô, quỹ đầu tư, những gã khổng lồ trong ngành công nghệ và các nhà cung cấp linh kiện ô tô đã và đang đầu tư vào nhiều dự án xe điện nhằm khai thác những nỗ lực của chính phủ Trung Quốc trong việc giảm thiểu khí thải carbon vào năm 2060.

Chính quyền Bắc Kinh cũng hy vọng các công ty xe điện trong nước có thể đẩy mạnh cuộc chơi bằng các công nghệ cốt lõi, từ pin đến hệ thống lái xe tự động, để củng cố tham vọng trở thành cường quốc xe điện toàn cầu của Trung Quốc.

Ngoài ra, chính quyền các địa phương khác, bao gồm Thượng Hải, Hợp Phì, Quảng Đông và Vũ Hán, đều đã mở rộng các ưu đãi đặc biệt cho những công ty hàng đầu trong việc thiết lập cơ sở sản xuất, tạo ra một chuỗi công nghiệp trị giá hàng tỷ USD.

"Cơn sốt đầu tư đã gây ra lo lắng về tình trạng dư thừa công suất lắp ráp. Sản xuất ô tô là một ngành công nghiệp cần sử dụng nhiều vốn. Thậm chí, kể cả khi bạn chi hàng tỷ nhân dân tệ, có thể vẫn không đủ để xây dựng một nhà máy và thương hiệu ô tô mới", Cao Hua, một đối tác của công ty cổ phần tư nhân Unity Asset Management cho biết.

Có 500 công ty sản xuất và lắp ráp xe điện, Trung Quốc đối mặt với tình trạng dưa thừa lượng sản phẩm - Ảnh 2.

Một trạm sạc xe điện của Tesla tại Bắc Kinh. (Ảnh: Bloomberg).

Trong khi đó, William Li, người sáng lập và Giám đốc điều hành của NIO, một công ty startup về lĩnh vực xe điện hàng đầu tại Trung Quốc cho biết cần ít nhất khoảng 20 tỷ nhân dân tệ (3,1 tỷ USD) để đầu tư vào một công ty startup về xe điện trước khi có thể mở rộng phát triển thành một mô hình sản xuất.

"Các doanh nghiệp xe điện không thể chỉ sản xuất một mẫu xe duy nhất cho đến khi họ phá sản. Thậm chí, ngay cả khi đó là một mẫu xe mới, hiện đại, vẫn chưa chắc chắn về việc liệu thị trường có chấp nhận chúng hay không", Gao Shen, một nhà phân tích tại Thượng Hải cho biết.

Theo Tạp chí Chứng khoán Trung Quốc, Byton, một công ty khởi nghiệp về xe điện ở nước này từng được quảng bá là kẻ thách thức tiềm năng của Tesla, đã đốt hơn 8,4 tỷ nhân dân tệ mà không thể tự sản xuất một mẫu xe độc lập nào, theo China Securities Journal.

Cui Dongshu, Tổng thư ký Hiệp hội Xe khách Trung Quốc (CPCA), đã đề xuất các nhà lắp ráp xe điện của nước này nên tận dụng tốt hơn chuỗi cung ứng hiện có để quản lý chi phí hiệu quả và tăng lợi nhuận.

"Điều quan trọng là phải cắt giảm chi phí và tinh chỉnh hệ thống sản xuất hoàn chỉnh. Các công ty cần phải thành thạo trong việc điều chỉnh chuỗi cung ứng để tồn tại khi thị trường Trung Quốc đang thay đổi nhanh chóng", ông nói.

Theo CPCA, 48,5% lượng sản xuất ô tô của Trung Quốc được sử dụng vào cuối năm 2020, giảm so với con số hơn 66% của năm 2017. Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy ngành công nghiệp xe điện Trung Quốc đang xuất hiện những vấn đề về công suất lắp ráp.

"Sau cùng, Trung Quốc không cần nhiều nhà máy và thương hiệu xe điện như vậy. Rất nhiều thương vụ mua bán và sáp nhập đáng để các chuyên gia mong đợi", ông Gao Shen kết luận.

Quốc Anh

Ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ có ảnh hưởng đến mục tiêu GDP của Việt Nam?
Theo chuyên gia Đinh Trọng Thịnh, ông Donald Trump trở lại vị trí Tổng thống Mỹ vào năm tới có thể sẽ giải quyết các cuộc xung đột đang leo thang theo hướng hòa bình, làm cho chính trị thế giới ổn định hơn. Từ đó, nhiều nền kinh tế phát triển trong đó có Mỹ sẽ tăng trưởng tốt hơn, thu nhập người dân cao hơn khiến nhu cầu mua sắm tăng lên sẽ thúc đẩy xuất hàng hóa từ Việt Nam.