Dòng tiền hướng về cổ phiếu thủy sản
Quỹ đầu tư cổ phiếu của VinaCapital lỗ 160 tỉ đồng năm 2018 | |
Thị trường cổ phiếu èo uột, 'đại gia trái phiếu doanh nghiệp' vững ngôi đầu lợi nhuận quí IV |
Thị trường có tuần giao dịch khá tích cực khi cả hai chỉ số VN-Index và HNX-Index đều tăng điểm nhẹ. Chỉ số VN-Index có ba phiên tăng và hai phiên giảm trước khi đóng cửa ở mức 908,88 điểm, tăng 6,58 điểm (tương đương 0,73%) so với tuần trước.
Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index đóng cửa tuần ở mức 102,74 điểm, tăng 1,18 điểm tương đương 1,16%.
Trong tuần qua, các doanh nghiệp đã dần công bố kết quả kinh doanh năm 2018 và tác động tương đối đến diễn biến giá cổ phiếu. Các mã có ảnh hưởng tích cực nhất đến VN-Index là CTG, VJC và VCB khi đóng góp lần lượt 2,28, 1,21 và 1,10 điểm. Ngược lại, các cổ phiếu có ảnh hưởng tiêu cực nhất đến chỉ số là VHM, MSN và CTD khi lấy đi lần lượt là 2,56, 0,96 và 0,39 điểm.
Thanh khoản trung bình trên sàn HOSE đạt 137 triệu cổ phiếu. Về nhóm ngành, nhóm cổ phiếu ngân hàng tăng điểm trên diện rộng giúp chỉ số ngành tăng 4,26%. Trong đó, các cổ phiếu ngân hàng tăng điểm mạnh nhất là CTG, STB và EIB với mức tăng lần lượt 11%, 9% và 8,8%. Nhóm cổ phiếu dầu khí và nhóm bất động sản tăng lần lượt 3,3% và 0,5%. Về hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài, khối ngoại đã bán ròng hơn 22 tỷ đồng trên sàn HOSE trong tuần qua, sau khi mua ròng mạnh tuần trước đó.
Cổ phiếu DAT (Công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch và Phát triển Thủy sản) ghi nhận 5 phiên tăng trần liên tiếp trong tuần. Quý IV, doanh thu thuần của công ty giảm nhẹ so với cùng kì năm trước, đạt 470,4 tỉ đồng. Tuy nhiên, lơi nhuận sau thuế tăng 63% lên 12,6 tỉ đồng. Theo giải trình từ công ty, do nguyên liệu đầu vào ổn định, chi phí bán hàng và quản lí doanh nghiệp giảm mạnh, đồng thời công ty tập trung phát triển xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc nên lãi ròng tăng trưởng tích cực.
Một cổ phiếu khác thuộc họ thủy sản là ACL (CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang) ghi nhận ba phiên tăng trần liên tiếp trong tuần. Quý IV, lợi nhuận sau thuế hợp nhất của công ty gấp 69 lần so với cùng kì, đạt 88,7 tỉ đồng do doanh thu bán hàng tăng 65% và một số khoản chi phí giảm mạnh (chi phí bán hàng, chi phía tài chính). Ngoài ACL, DAT, CMX (CTCP Camimex Group), ANV (CTCP Nam Việt) cũng giao dịch tích cực trong tuần.
Ở chiều ngược lại, TMT (CTCP Ô tô TMT) giảm hơn 17% do chạm sàn hai phiên trong tuần qua. SJF (CTCP Đầu tư Sao Thái Dương) cũng tiếp tục nằm trong danh mục những cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần. Đáng chú ý, từ mức giá 12.400 đồng/cp vào đầu tháng 5/2018, SJF liên tục tạo đỉnh, đi lên mức 28.000 đồng/cp đóng cửa phiên 24/8 – mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, sau đó, cổ phiếu này bất ngờ lao dốc nhanh chóng xuống còn 5.400 đồng/cp, giảm hơn 80% trong vòng 4 tháng.
Cổ phiếu 'tăng sốc giảm sâu', điều gì đang diễn ra tại Sao Thái Dương? |
Ngành nhiệt điện cũng tích cực báo lãi trong khi cổ phiếu nhóm điện (REE, PPC, PC1) vẫn giao dịch kém tích cực.
Giảm nợ vay, nhiệt điện thi nhau báo lãi |
Trên sàn HNX, cổ phiếu PCE (CTCP Phân bón và Hóa chất Dầu khí Miền Trung) tăng 42% nhưng ECI (CTCP Bản đồ và Tranh ảnh Giáo dục) giảm gần 33%. Tại UPCoM, LMC (CTCP Khoáng sản Latca) tăng 66% nhưng HNR (CTCP Cồn rượu Hà Nội) giảm 40%.
Ngày 25/1, CTCP Phát triển Năng lượng Sơn Hà chính thức đưa 5 triệu cổ phiếu niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) với mã giao dịch SHE. Tuy nhiên, cổ phiếu này đã giảm 16% trong phiên giao dịch đầu tiên.
Ngày 30/1 tới, CTCP Công trình Đô thị Sóc Trăng chính thức đưa 5,6 triệu cổ phiếu giao dịch trên UPCoM với mã chứng khoán USD. Giá tham chiếu trong phiên giao dịch đầu tiên 16.100 đồng/cp, biên độ dao động +/- 40%.
Cổ phiếu đầu tiên ngành năng lượng sạch gia nhập thị trường chứng khoán Việt Nam |
Doanh nghiệp cuối cùng gia nhập thị trường chứng khoán năm Mậu Tuất có gì? |
Tín dụng cho vay bất động sản sẽ bị siết chặt từ 2019
Theo báo cáo từ công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), chủ trương của cơ quan quản lý nhà nước sẽ hướng nguồn vốn vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, đồng thời giảm nguồn vốn vào lĩnh vực phi sản xuất, có rủi ro cao. Theo đó, bất động sản sẽ là một trong những lĩnh vực được quan tâm để kiểm soát chặt chất lượng tín dụng từ năm 2019.
Mục tiêu tăng trưởng tín dụng cho ngân hàng là 14%, tương đương với 2018. Chính vì vậy, lượng vốn cho ngành bất động sản chắc chắn sẽ thấp hơn tương đối so với năm trước. Đồng thời, tỷ lệ vốn vay ngắn hạn cho trung, dài hạn cũng được thắt chặt.
Từ đầu tháng 1/2019, các ngân hàng đã giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn xuống 40%. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng cũng phải giảm xuống 2%, các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro sẽ bị kiểm soát chặt chẽ.
Hệ số rủi ro đối với các khoản vay bất động sản sẽ tăng từ 150% lên 200%. Nguồn vốn tín dụng này không chỉ gây khó khăn cho các doanh nghiệp bất động sản mà cả những cá nhân cho vay mua nhà cũng sẽ gặp khó khăn. Rõ ràng những điều chỉnh về mặt chính sách này của cơ quan quản lý là rất cần thiết trong bối cảnh năm 2018 ngành bất động sản giao dịch rất sôi động trong thời gian vừa qua. Do đó, BVSC dự báo 2019 sẽ là một năm tăng trưởng chậm lại của ngành bất động sản từ 193,2% của năm 2018 xuống 43,6% trong năm 2019.