Theo Counterpoint Research, thị trường smartphone tại Việt Nam trong quý I đã giảm 30% so với cùng kỳ, mức giảm lớn nhất từ trước tới nay. Tất cả thương hiệu hàng đầu, trừ Apple, đều chứng kiến doanh số bán hàng giảm xuống trong ba tháng đầu năm.
Theo dữ liệu từ IDC, đã có tổng cộng 1,21 tỷ chiếc smartphone được xuất xưởng trên toàn cầu trong năm 2022, mức thấp nhất kể từ năm 2013, do ảnh hưởng từ lạm phát và người dùng thay đổi thói quen mua sắm.
Những vấn đề như áp lực từ lạm phát, tăng lãi suất, xung đột Nga - Ukraine,... dự kiến sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới tâm lý người tiêu dùng, qua đó làm chậm quá trình tăng trưởng doanh số của thị trường smartphone trong năm 2023.
Theo Counterpoint Research, doanh số bán smartphone tại Việt Nam trong quý III đã tăng 34% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, riêng doanh số bán iPhone của Apple tại Việt Nam trong quý III đã tăng 139%.
Theo công ty nghiên cứu Canalys, doanh số bán điện thoại thông minh (smartphone) trên toàn cầu đã giảm trong năm 2022 giữa bối cảnh “triển vọng kinh tế u ám”, thúc đẩy mọi người chi tiền vào những mặt hàng thiết yếu thay vì những thiết bị mới nhất.
Những điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn kết hợp với sự thay đổi thói quen của người tiêu dùng sau dịch đã khiến thị trường PC và smartphone toàn cầu trải qua những quý khó khăn kể từ đầu năm.
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu chịu ảnh hưởng từ các yếu tố khác nhau, những nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới dự kiến sẽ cắt giảm sản lượng trong năm 2022.
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.