Ngày 5/1/2018, bị cáo Trịnh Xuân Thanh đã nộp thêm 2 tỷ đồng tiền khắc phục hậu quả, nâng tổng số tiền khắc phục lên 4 tỷ đồng. Tuy nhiên tại tòa, bị cáo Thanh đã phủ nhận cáo buộc tham ô 4 tỷ đồng.
Sáng nay, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục Phiên tranh tụng xét xử sơ thẩm bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm trong vụ án xảy ra tại PVN và PVC.
"Tuy nhiên, bằng chứng đã chứng minh ngày đó ông Thanh đi công tác tại TP HCM, và thời gian ông Thanh nhận tiền như lời khai của các nhân chứng là thời gian ông Thanh đang trên đường ra sân bay. Đây chính là chứng cứ ngoại phạm của bị cáo Thanh", luật sư lập luận.
Đại diện VKSND Hà Nội đề nghị mức án 14-15 năm tù với ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh án chung thân. Các bị cáo khác bị đề nghị 30 tháng cho đến 28 năm tù.
Trước đó, tại phiên toà, hầu hết bị cáo đều khai nhận hành vi phạm tội của mình. Tuy nhiên, bị cáo Đinh La Thăng và bị cáo Trịnh Xuân Thanh không thừa nhận trách nhiệm như cáo buộc.
Viện kiểm soát Nhân dân Tối cao cáo buộc, bị cáo Đinh La Thăng đã có hành vi phạm vào tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gâu hậu quả nghiêm trọng mức phạt đề nghị 14 - 15 năm tù giam, bị cáo Trịnh Xuân Thanh bị đề nghị mức án chung thân cho cả hai tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gâu hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản.
Đại diện PVC cho biết, tính đến ngày 13/9/2016 đã thu hồi được 1.240 tỷ đồng, nghĩa là khoản thu hồi lớn hơn con số 1.115 tỷ mà Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm đã đầu tư sai mục đích.
"Tất cả quyết định của lãnh đạo, ban giám đốc, HĐTV… nếu không đúng pháp luật, người thực hiện có quyền không làm. Nếu lãnh đạo vẫn yêu cầu cấp dưới làm thì phải có văn bản bảo lưu”, bị cáo Đinh La Thăng khẳng định tại phần trả lời của mình.
"Tôi chịu sự áp lực trên đe dưới búa của Tập đoàn, nên tôi tuân lệnh. Biết việc làm sai trái tôi cũng phải thực hiện mệnh lệnh của Tập đoàn" - bị cáo Chương khai với HĐXX trong phiên tòa sáng ngày 11/1.
Trong phiên xét xử ngày 10/1, các bị cáo liên quan đến vụ án "Tham ô tài sản" xảy ra tại PVC liên tục bị luật sư truy vấn, đáng chú ý các bị cáo đều phủ nhận hành vi tham ô với mục đích tiêu sài cá nhân.
Trước câu hỏi của luật sư về việc nếu PVC không trả được nợ, làm ăn thua lỗ thì PVN có thiệt hại hay không, ông Đinh La Thăng cho rằng tùy theo mức độ vốn đầu tư của Tập đoàn vào công ty con. Trách nhiệm của công ty mẹ là lo cho các công ty con chứ không phải là ưu tiên.
Bị cáo Vũ Huy Quang (Nguyên Tổng giám đốc PV Power) trước khi ký hợp đồng EPC 33 đã biết không đủ điều kiện nên báo cáo Tập đoàn bằng 3 văn bản nêu chi tiết các vấn đề.
Trong phiên xét xử sáng 10/1, luật sư Phạm Công Hùng (bào chữa cho bị cáo Nguyễn Quốc Khánh) liên tục truy vấn giám định viên về cách tính thiệt hại tại vụ án, giám định viên cho biết cách tính toán được áp dụng hợp lý, có tình có lý.
Mặc dù khẳng định việc chỉ định cho PVC thầu dự án NMNĐ Thái Bình 2 là chủ trương đúng, có quyết định của Thủ tướng Chính phủ, tuy nhiên bị cáo Thăng cũng thừa nhận trách nhiệm của mình với vai trò là người đứng đầu tập đoàn PVN...
Trong phiên xét xử chiều 9/1, bị cáo Trịnh Xuân Thanh cương quyết phủ nhận việc tham ô 4 tỷ đồng như cáo trạng nêu, bị cáo chỉ ra những tình tiết như cáo trạng nêu là không đúng sự thực.