|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Luật sư bào chữa: Bị cáo Trịnh Xuân Thanh có chứng cứ ngoại phạm tội tham ô tài sản

10:47 | 12/01/2018
Chia sẻ
"Tuy nhiên, bằng chứng đã chứng minh ngày đó ông Thanh đi công tác tại TP HCM, và thời gian ông Thanh nhận tiền như lời khai của các nhân chứng là thời gian ông Thanh đang trên đường ra sân bay. Đây chính là chứng cứ ngoại phạm của bị cáo Thanh", luật sư lập luận.
luat su bao chua bi cao trinh xuan thanh co chung cu ngoai pham toi tham o tai san Vì sao đề nghị mức án 14-15 năm tù với ông Đinh La Thăng, tù chung thân với ông Trịnh Xuân Thanh?
luat su bao chua bi cao trinh xuan thanh co chung cu ngoai pham toi tham o tai san VKS đề nghị bị cáo Đinh La Thăng 14-15 năm tù, Trịnh Xuân Thanh tù chung thân

Luật sư bào chữa: bị cáo Trịnh Xuân Thanh có chứng cứ ngoại phạm trong vụ "Tham ô tài sản"

Ngày 12/1, phiên tòa xét xử bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và 20 đồng phạm bước sang ngày thứ 5 và tiếp tục với phần bào chữa của các luật sư.

luat su bao chua bi cao trinh xuan thanh co chung cu ngoai pham toi tham o tai san
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh tại tòa (Ảnh: TTXVN)

Luật sư Nguyễn Quốc Hùng, bào chữa cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh đối với tội tham ô tài sản lập luận rằng: các yếu tố cấu thành của tội tham ô phải thỏa mãn điều kiện đó là người có chức vụ quyền hạn (có trách nhiệm quản lý tài sản) và có hành vi chiếm đoạt tài sản.

Tuy nhiên, điều lệ tại PVC cho thấy ông Trịnh Xuân Thanh không trực tiếp quản lý tiền.

Đồng thời, luật sư khẳng định các bị cáo Nguyễn Anh Minh (phó tổng giám đốc PVC) cùng các bị cáo khác có lập một quỹ đối ngoại, nhưng ông Thanh luôn khẳng định nghiêm cấm việc lập quỹ tại PVC.

Quá trình thẩm vấn 2 nhân chứng là thủ quỹ và nhân viên văn phòng của PVC cho thấy có việc nhận tiền để chuyển vào quỹ nhưng 2 nhân chứng này khẳng định ông Thanh không chỉ đạo lập quỹ.

"Do đó, lời khai của các bị cáo khác mang tính chất cáo buộc đối với bị cáo Trịnh Xuân Thanh cần phải xem xét lại", luật sư Hùng nói.

Luật sư cũng cho rằng cần đánh giá lại việc bị cáo Thanh tham ô 4 tỷ đồng: Trước đó, 2 lái xe (của các bị cáo Nguyễn Anh Minh và Trịnh Xuân Thanh) đều khai không nhớ gì. Nhưng đến đầu tháng 12/2017 thì bỗng nhiên nhớ lại tất cả và rất chi tiết về ngày 13/1/2012.

"Tuy nhiên, bằng chứng đã chứng minh ngày đó ông Thanh đi công tác tại TP HCM, và thời gian ông Thanh nhận tiền như lời khai của các nhân chứng là thời gian ông Thanh đang trên đường ra sân bay. Đây chính là chứng cứ ngoại phạm của bị cáo Thanh", luật sư lập luận.

"Tại sao cơ quan điều tra không truy xuất các cuộc gọi của các lái xe với nhau và giữa lái xe với bị cáo Thanh?"

Luật sư bào chữa cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh còn suy đoán và cho rằng có thể chứng minh chính ông Nguyễn Anh Minh là người chỉ đạo rút tiền, lấy tiền và giao cho người khác đưa tiền trực tiếp cho mình.

Luật sư cũng chia sẻ rằng trong quá trình điều tra, bị cáo Thanh có tâm sự rằng không loại trừ khả năng bị cáo Minh đổ lỗi cho mình vì thời gian đó bị cáo Thanh đang bỏ trốn.

Do đó, luật sư đề nghị tòa xem xét cẩn trọng các cáo buộc của VKS, đề nghị HĐXX tuyên bị cáo Trịnh Xuân Thanh không phạm tội tham ô tài sản.

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh có quyền giữ im lặng

Trong phần bào chữa của mình, luật sư Nguyễn Văn Quynh nhấn mạnh tới kết luận trong cáo trạng về việc bị cáo Trịnh Xuân Thanh "quanh co chối tội". Luật sư Quynh dẫn nguyên tắc suy đoán vô tội quy định tại điều 13, bộ luật Tố tụng hình sự và trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền, người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh vô tội.

Luật sư cũng nhắc tới quyền im lặng, dẫn điều 61, 62, bộ luật này quy định, bị can, bị cáo có quyền im lặng. Luật sư dẫn lại trường hợp hoa hậu Trương Hồ Phương Nga thực hiện quyền im lặng suốt một quá trình, ra tòa bị cáo mới khai. "Bị cáo Nga tự bảo vệ quyền của mình khi tất cả các lời khai khác đều chống lại bị cáo", luật sư Quynh nói trước tòa.

Vẫn theo luật sư, nội dung cáo buộc Trịnh Xuân Thanh quanh co chối tội rất khiên cưỡng, không phù hợp với các quy định có lợi cho người phạm tội.

Bào chữa cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh, luật sư Nguyễn Quốc Hùng cho rằng, việc bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm 7 lần rút tiền chỉ có chứng cứ là lời khai của một số bị cáo. Việc dùng chung quỹ như thế nào, các bị cáo trả lời dùng để đi chúc tết, đối ngoại, nhưng không trả lời chi tiết những lần đi chúc tết cùng Trịnh Xuân Thanh.

Những lời khai thể hiện bị cáo Thanh không lập quỹ đối nội, đối ngoại, không sử dụng chung 1,5 tỷ như cáo buộc.

Về khoản tiền 4 tỷ đồng mà bị cáo Thanh bị cáo buộc tham ô, luật sư đặt vấn đề: Liệu các chứng cứ có khách quan hay không?

Theo quan điểm của đại diện VKS, bị cáo Trịnh Xuân Thanh không thừa nhận việc chỉ đạo sử dụng sai mục đích nguồn vốn tạm ứng, không thừa nhận việc đề ra chủ trương, chỉ đạo việc lập khống hồ sơ thi công để rút và chiếm đoạt tiền của PVC, nhưng lời khai của các bị cáo khác tại phiên tòa, lời khai của nhân chứng, giám định chữ viết và chữ ký của của chính bị cáo trên các tài liệu hợp thức hồ sơ quyết toán khống có đủ cơ quy kết hành vi phạm tội của bị cáo.

Đối với hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, trong quá trình thực hiện dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, bị cáo đã chỉ đạo bị cáo Vũ Đức Thuận ký hợp đồng EPC không đúng pháp luật để PVC được nhận và sử dụng tiền tạm ứng trái quy định gây thiệt hại cho Nhà nước.

Đối với hành vi tham ô, bị cáo giữ vai trò chính trong việc đề ra chủ trương, cùng Vũ Đức Thuận chỉ đạo Nguyễn Anh Minh và Lương Văn Hòa lập khống hồ sơ, rút tiền từ Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch để chia nhau sử dụng cá nhân, trong đó bị cáo trực tiếp chiếm đoạt 4 tỷ đồng và chịu trách nhiệm cùng các bị cáo Vũ Đức Thuận, Nguyễn Anh Minh và Bùi Mạnh Hiển trong việc sử dụng chung 1,5 tỷ đồng.

Bị cáo phạm 2 tội đều thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng rất xấu trong dư luận. Sau khi phạm tội bị cáo bỏ trốn gây khó khăn cản trở việc điều tra. Trong suốt quá trình từ các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử, bị cáo luôn thể hiện thái độ không thành khẩn, quanh co chối tội.

Việc gia đình bị cáo đã tự nguyện nộp số tiền 2 tỷ đồng để khắc phục hậu quả được xem là tình tiết giảm nhẹ. Tuy nhiên cũng cần phải trừng trị, xử lý thật nghiêm khắc mới đảm bảo được tính răn đe, phòng ngừa chung trong xã hội.

Đông A