Dịch vụ phân tích gene trẻ em bùng nổ vì nhu cầu biến con thành thần đồng của phụ huynh Trung Quốc (Phần 2)
Ở một xã hội như Trung Quốc, nơi hoảng 15 triệu trẻ em ra đời năm ngoái, sự hấp dẫn của phân tích DNA rất rõ ràng.
Nhưng nhiều tuyên bố của các doanh nghiệp - như chúng ta có thể sử dụng DNA để đánh giá khả năng nhớ thông tin, chịu căng thẳng hay thể hiện khả năng lãnh đạo - chỉ mang tính bói toán hơn khoa học chân chính.
Những người phê phán nói rằng, trong nhiều trường hợp, ngay cả những tuyên bố có nguồn gốc từ khoa học - như phân tích DNA để đánh giá nguy cơ tự kỉ - cũng chỉ dựa trên những nghiên cứu ở giai đoạn đầu mà bản thân các nhà khoa học cũng chưa hiểu hết.
"Chúng ta chưa có cơ sở khoa học nào để có thể khẳng định chắc chắn những tuyên bố ấy", Gil McVean, một nhà di truyền học của Đại học Oxford (Anh) kiêm giám đốc Viện Dữ liệu lớn, khẳng định.
Viện Dữ liệu lớn tập trung phân tích dữ liệu di truyền và sinh học để ngăn chặn và điều trị bệnh.
Các nhà điều hành Gene Discovery khẳng định họ không đưa ra lời khuyên trực tiếp hay kết luận, chỉ nêu những rủi ro sức khỏe tiềm tàng và tài năng mà cha mẹ có thể tham khảo.
Dù chính phủ Trung Quốc bỏ chính sách kiểm soát dân số nghiêm ngặt vào năm 2016, hầu hết các bậc cha mẹ Trung Quốc vẫn chỉ có một đứa con và chúng trở thành tâm điểm trong tham vọng của họ.
"Các xét nghiệm DNA có thể là một trong những công cụ định hướng và tạo động lực, để cha mẹ có thể dồn các nguồn lực đúng hướng hơn cho con của họ", Jung nói.
Mỗi xét nghiệm DNA trên trang web của Gene Discovery có giá 4.500 HKD (575 USD) và bao gồm một "gói i-Genius" để kiểm tra tài năng của trẻ.
Biến Trung Quốc thành một trong những quốc gia có trình độ khoa học cao nhất thế giới là điểm mấu chốt cho tham vọng của Chủ tịch Tập Cận Bình. nhưng có lẽ di truyền học là một trong những lĩnh vực mà Trung Quốc thể hiện niềm đam mê lớn nhất.
Một nhân viên kĩ thuật của Gene Discovery làm việc trong phòng xét nghiệm. Ảnh: Bloomberg