|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Một doanh nhân vừa trở thành tỷ phú nhờ sở hữu 'đế chế' viện dưỡng lão phủ sóng khắp Nhật Bản

14:02 | 10/12/2021
Chia sẻ
Người già tại Nhật Bản đang lựa chọn đến các viện dưỡng lão do chính phủ dành sự ưu tiên cho các bệnh nhân mắc COVID-19.

Trong khi phần lớn các bệnh viện tại Nhật Bản đang tập trung điều trị cho các bệnh nhân mắc COVID-19, nhiều người cao tuổi có xu hướng đến các viện dưỡng lão, chẳng hạn như những cơ sở do Amvis điều hành tại Tokyo.

Giá cổ phiếu của công ty này đã tăng hơn gấp đôi kể từ tháng 8 năm ngoái, qua đó giúp người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành, ông Keiichi Shibahara, trở thành tỷ phú. Ông Shibahara cũng là cổ đông lớn nhất của Amvis, hiện đang nắm giữ 77% cổ phần. Theo Forbes, ông đang sở hữu khối tài sản ròng trị giá 1 tỷ USD.

Giá cổ phiếu công ty điều hành viện dưỡng lão tăng gấp đôi trong mùa dịch, một doanh nhân Nhật Bản trở thành tỷ phú USD - Ảnh 1.

Ông Keiichi Shibahara là nhà sáng lập Amvis. (Ảnh: Forbes).

Amvis đang điều hành 41 viện dưỡng lão tư nhân trên khắp lãnh thổ Nhật Bản. Ngoài ra, trên trang chủ, công ty cho biết đang trong quá trình xây dựng thêm 11 viện dưỡng lão nữa. 

"Amvis là công ty đầu tiên ở Nhật Bản thành lập mô hình kinh doanh viện dưỡng lão và đã phát triển nhanh chóng để trở thành công ty hàng đầu trong ngành chăm sóc sức khỏe và điều dưỡng tại nhà", ông Shibahara cho biết.

Tỷ phú Shibahara thành lập Amvis vào năm 2013, một năm sau khi chính phủ Nhật Bản thực hiện chính sách chăm sóc tại nhà, nơi những người mắc bệnh mãn tính hoặc khuyết tật được khuyến khích chăm sóc tại nhà để giảm bớt áp lực cho các bệnh viện. Theo Japan Times, tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên ở Nhật Bản là cao nhất trên thế giới, chiếm 28,7% tổng dân số cả nước.

"Ở Nhật Bản, một sự thay đổi trong chính sách của chính phủ đang buộc những người bị ung thư giai đoạn cuối hoặc những người đang điều trị bằng máy thở phải được xuất viện về điều trị tại nhà. Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, con số này ngày càng gia tăng. Những bệnh nhân đó đang đổ xô đến các cơ sở do Amvis điều hành", ông Shibahara giải thích.

Đầu tháng này, do số ca nhiễm COVID-19 gia tăng, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga đã công bố chính sách hạn chế các đối tượng nhập viện. Theo đó, sự ưu tiên sẽ dành cho những ca mắc COVID-19 nghiêm trọng.

Trong năm tài chính kết thúc vào tháng 9/2020, doanh thu của Amvis đạt 9,2 tỷ yên (83 triệu USD), tăng hơn 71% so với năm tài chính trước đó. Đồng thời, khoản lãi cũng tăng gấp đôi, đạt 1,2 tỷ yên (11 triệu USD). Trong thời gian từ tháng 10/2020 đến cuối tháng 3 năm nay, doanh thu và lợi nhuận cẩu công ty tăng lần lượt 66% và 108% so với cùng kỳ năm trước.

Sinh ra ở thành phố Nagoya, miền trung Nhật Bản, Shibahara tốt nghiệp trường Y của Đại học Nagoya và nhận bằng y tế. Sau đó, ông tiếp tục theo học tại Trường Đại học Y khoa của Đại học Kyoto, chuyên ngành sinh học phân tử.

Sau khi tốt nghiệp, Shibahara đã làm việc như một nhà nghiên cứu trong suốt 20 năm, chuyên về miễn dịch học và sinh học phân tử. Tuy nhiên, ông đã từ bỏ việc nghiên cứu với mục đích đóng góp nhiều hơn cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe y tế. 

Ông bắt đầu làm việc với tư cách là một doanh nhân xã hội, chuyên về lĩnh vực bệnh viện và viện dưỡng lão. "Việc trở thành doanh nhân không phải chuyện một sớm một chiều", ông giải thích về lý do thành lập Amvis ở tuổi 48.

Shibahara là một tỷ phú trong ngành chăm sóc sức khỏe hiếm hoi ở Nhật Bản Trước đó, Itaru Tanimura, người sáng lập công ty cung cấp dịch vụ y tế trực tuyến M3 là tỷ phú người Nhật duy nhất hoạt động trong ngành chăm sóc sức khỏe, theo danh sách tỷ phú thế giới của Forbes.

Quốc Anh

VDSC: Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.