Các chuyên gia và doanh nghiệp ngành dệt may nhận định với những tín hiệu tích cực từ thị trường, nguồn lao động, ngành dệt may Việt Nam có thể nắm bắt cơ hội, tăng kim ngạch xuất khẩu lên mốc lý tưởng 43,5 tỷ USD trong năm 2022.
Về kế hoạch sản xuất năm 2022, hơn 30 doanh nghiệp dệt may lớn dự báo tăng sản lượng 10-30%. Do đó, ngành dệt may bắt tay với doanh nghiệp cảng lên kế hoạch logistics, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng như năm 2021.
Xuất khẩu dệt may năm 2021 của Việt Nam ước đạt 39 tỷ USD, về đích so với mục tiêu đề ra cuối năm 2020. Theo Vitas, nếu đầu năm 2022 dịch COVID-19 được kiểm soát, kim ngạch xuất khẩu dệt may có thể đạt 42,5 - 43,5 tỷ USD.
Nhiều nhà đầu tư Mỹ đánh giá Việt Nam sẽ trở thành địa điểm đầu tư lý tưởng, quan trọng và an toàn của chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng, y tế và dệt may.
VCBS nhận định Mỹ đang có xu hướng dịch chuyển nguồn cung ứng dệt may thế giới ra khỏi Trung Quốc, và Việt Nam là một trong những điểm đến của các nhà nhập khẩu, hãng bán lẻ trong những năm tới.
Navigos dự báo các ngành như dệt may, ngân hàng và điện tử sẽ ghi nhận sự gia tăng về nhu cầu tuyển dụng trong quý IV và đầu năm 2022. Trái lại, các ngành điện tử, cơ khí, gỗ, năng lượng, tiêu dùng, bán lẻ chưa thể hồi phục nhu cầu tuyển dụng.
Theo VITAS, trong hai tháng cuối năm, xuất khẩu của dệt may sẽ đạt khoảng 3 tỷ USD/tháng khi dấu hiệu các đơn hàng đã quay lại. Theo đó, nâng tổng kim ngạch của ngành hàng trong năm 2021 đạt khoảng 38 tỷ USD.
Theo Reuters, một số công ty dệt may và da giày quốc tế đang dần dịch chuyền khỏi châu Á. Song, số khác vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào các cơ sở sản xuất tại Việt Nam và Trung Quốc.
Trong phiên giao dịch ngày 8/10, giá bông thế giới đã chạm lên đỉnh 10 năm, khoảng 1,16 USD/pound. Theo dự đoán của giới chuyên gia, các hãng sản xuất đồ denim sẽ chịu thiệt hại trước tiên.
Theo thông báo ngày 7/10 của Bộ Công Thương, một số mặt hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU) đang có nguy cơ bị áp thuế phòng vệ.
Theo các doanh nghiệp, nếu TP HCM và các tỉnh phía Nam thực hiện đúng dự kiến mở cửa trở lại vào ngày 1/10 thì quý IV năm nay sẽ bù đắp cho quý III sụt giảm vừa qua, bởi đây là quý cao điểm của dệt may hàng năm và vấn đề đơn hàng thường không phải lo lắng.
Một số công ty bán lẻ tại Mỹ vừa gửi thư cho Tổng thống Joe Biden, thúc giục Washington chuyển thêm vắc xin cho Việt Nam. Đây không phải lần đầu doanh nghiệp Mỹ có động thái tương tự.
Sản xuất 3 tại chỗ dẫn đến giảm sản lượng, chậm giao hàng, dòng tiền của các doanh nghiệp dệt may bị ảnh hưởng rất nặng nề. Thiếu hụt nguồn vốn, lao động đang tạo áp lực rất lớn cho các doanh nghiệp lớn như VitaJean trước thềm phục hồi sản xuất.
Đứt gãy nguồn cung của các tỉnh phía Nam lúc này đang là thách thức cực kỳ lớn với toàn ngành dệt may, trước hết là áp lực giao hàng cho đối tác trong bối cảnh vẫn chưa biết bao giờ hoạt động sản xuất có thể khôi phục. Đây cũng là nguyên nhân khiến mục tiêu xuất khẩu năm 2021 khó thể nào hoàn thành như dự tính.