Với nhóm ngành hàng hoá hưởng lợi từ xuất khẩu như thuỷ sản và dệt may, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích Yuanta Việt Nam đánh giá năm 2022 sẽ là năm tăng trưởng mạnh bởi biên lợi nhuận gộp của nhóm xuất khẩu đang tăng trưởng tốt trở lại khi lĩnh vực xuất khẩu dịch chuyển dần sang Mỹ, một thị trường chịu chi hơn so với Trung Quốc.
Sau năm 2021 ảm đạm, Dệt may Thành Công vừa thông báo doanh thu quý I đạt 1.081 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 69 tỷ đồng, tăng lần lượt 19% và 17% so với cùng kỳ năm 2021. Với sức bật từ thị trường và lợi thế doanh nghiệp, Thành Công kỳ vọng lợi nhuận sau thuế năm 2022 đạt 254 tỷ đồng, tăng 77%.
Trong bối cảnh cuộc sống trở lại bình thường hậu COVID-19, nhu cầu tiêu thụ hàng dệt may, giày dép của Mỹ va EU tăng bật. Đây là động lực cho các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may, da giày của Việt Nam.
Trong quý I, xuất khẩu dệt may của Việt Nam tăng 23% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 8,8 tỷ USD nhờ nhu cầu tăng bật sau khi dồn nén bởi đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp đã có đơn hàng cho đến quý III.
2 tháng đầu năm, xuất khẩu hàng dệt may ước đạt 5,8 tỷ USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2021 nhờ nhu cầu của các thị trường chính như Mỹ, EU tăng mạnh và trợ lực từ các FTA.
Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Vinatex, khẳng định mục tiêu xuất khẩu dệt may năm 2022 đạt 43 tỷ USD là hoàn toàn có cơ sở. Tuy nhiên, các yếu tố như căng thẳng chính trị, biến động hàng hóa, Fed tăng lãi suất,... khiến triển vọng ngành khó đoán.
Các doanh nghiệp dệt may đang phục hồi mạnh sau khủng hoảng giãn cách xã hội vào quý III/2021. Thời điểm này, hầu hết các doanh nghiệp đã có đơn đặt hàng cho đến quý II, quý III.
VNDirect kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2022 có thể đạt 43 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2021 nhờ nhu cầu tiêu thụ của EU và Mỹ tăng. Đồng thời, các nhà sản xuất sợi bông của Việt Nam có thể chớp lấy thời cơ khi Mỹ cấm nhập khẩu bông nguyên liệu từ Tân Cương (Trung Quốc).
Bên cạnh việc đẩy mạnh khoản tiền nhàn rỗi vào các kênh sinh lời như trái phiếu, cổ phiếu trong năm 2021 thì Everpia lại vừa rót thêm tiền vào một quỹ đầu tư của Hàn Quốc
Tận dụng tốt các FTA, phần lớn các doanh nghiệp dệt may đều có đơn hàng đến hết quý II. Nhiều doanh nghiệp lớn đang ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất để cung cấp trọn gói các dịch vụ cho khách hàng, đồng thời gấp rút đào tạo lao động để đáp ứng các đơn hàng lớn và giao nhanh.
Kể từ khi Tổng thống Mỹ Joe Biden ký ban hành Đạo luật Ngăn chặn Lao động Cưỡng ép đối với tộc người Duy Ngô Nhĩ tại khu tự trị Tân Cương (Trung Quốc) hồi tháng trước, ngành công nghiệp may mặc của tỉnh Quảng Đông đã chìm vào một tương lai mờ mịt, thậm chí là hoảng loạn.
Các nhà máy dệt, nhuộm và quần áo chủ chốt của Trung Quốc sẽ đóng cửa sớm trong những tuần Tết Nguyên đán do lượng đơn đặt hàng chậm chạp và nguồn cung gián đoạn do các biện pháp nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 bùng phát trong khu vực.
Chi phí vải đầu vào cao trong 6 tháng đầu năm 2022 và dự kiến sẽ điều chỉnh trong nửa cuối năm sẽ ít nhiều ảnh hưởng tới biên lãi gộp của các công ty ngành dệt, sau một năm 2021 gặp nhiều thử thách.
Chứng khoán MBS dự báo lợi nhuận ngân hàng tiếp tục có sự phân hoá trong quý IV. Ba ngân hàng OCB, TPBank, VPBank được kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận ba chữ số trong khi 5 nhà băng có lợi nhuận giảm.