|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Cuộc chiến sinh tồn của gã nghiện công nghệ nhút nhát trong mảng chia sẻ xe đạp (Phần 1)

08:35 | 08/11/2018
Chia sẻ
Suốt 2 năm, Yang Lei - một anh chàng giỏi công nghệ nhưng nhút nhát - đối mặt với áp lực và lo âu hàng ngày trong cuộc chiến sinh tồn trên thị trường chia sẻ xe đạp ở Trung Quốc.
cuoc chien sinh ton cua ga nghien cong nghe nhut nhat trong mang chia se xe dap phan 1 Cạnh tranh bất phân thắng bại, 2 hãng xe đạp dùng chung lớn nhất Trung Quốc có thể hợp nhất

Đó là thời khắc thảnh thơi duy nhất trong suốt hai năm đầy lo âu. Vào tháng 11 năm ngoái, Ant Financial - một công ty tài chính liên kết của tập đoàn Alibaba xác nhận sẽ hỗ trợ cho công ty khởi nghiệp cung cấp dịch vụ chia sẻ xe đạp Hellobike của Yang Lei. Quyết định này thực sự có ý nghĩa cho sự tồn tại và duy trì của công ty mà Yang, một doanh nhân trước đây đã làm chủ nhiều công ty, đồng sáng lập cách đây hai năm khi anh mới 28 tuổi.

Một năm trôi qua và nỗi lo lắng vẫn còn đó, nhưng Hellobike, công ty có trụ sở tại Thượng Hải, đã vượt qua cuộc chiến sinh tồn khắc nghiệt trong ngành công nghiệp chia sẻ xe đạp Trung Quốc, vươn lên vị trí thứ ba - sau hai công ty có trụ sở tại Bắc kinh là Ofo và Mobike.

cuoc chien sinh ton cua ga nghien cong nghe nhut nhat trong mang chia se xe dap phan 1
Yang Lei, người sáng lập công ty chia sẻ xe đạp Hellobike. Ảnh: SCMP

“Là một doanh nhân, hàng ngày bạn cần phải đối mặt với áp lực và lo âu” - Yang chia sẻ trong một buổi phỏng vấn với nhật báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng tại một quán cà phê trong khách sạn Kempinski, thành phố Bắc Kinh. Nói về việc nhận khoản đầu tư từ công ty tài chính Ant Financial, Yang bình luận: “Tôi đã rất hài lòng khi trải qua một khoảnh khắc ngắn ngủi của hạnh phúc”.

Đầu năm nay, Hellobike thông báo công ty đã nhận cam kết đầu tư 2 tỉ nhân dân tệ (288 triệu USD) từ Ant Financial. Đây là trường hợp hiếm hoi một công ty khởi nghiệp không có danh tiếng nhận vốn từ một trong những công ty công nghệ lớn nhất Trung Quốc. Đây cũng là lúc Hellobike nhận được sự chú ý từ giới truyền thông trong nước và quốc tế.

Tuy nhiên ấn tượng về Yang lại là một người ngại xuất hiện trước truyền thông và thậm chí là khiêm tốn, từ chối trả lời khi được hỏi liệu anh có xử lý tốt các vấn đề kỹ thuật hay không. Chàng kỹ sư tốt nghiệp ngành khoa học máy tính, được mệnh danh là “Da Niu” (chuyên gia) ở trường đại học vì anh thường xuyên thắng trong các trò chơi điện tử, chia sẻ rằng anh không muốn được coi là một thiên tài công nghệ. Trong buổi phỏng vấn với nhật báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng, Yang mặc một chiếc áo khoác dài màu đen và quần jeans xanh tối màu, khiến anh giống một cậu sinh viên hơn là CEO của một công ty với 3000 nhân sự.

Yang cho biết anh không tham gia vào những câu chuyện phiếm công sở. Anh thích nghe nhạc nhẹ với chiếc Airpods trong khi làm việc. Trong không gian văn phòng mở của Hellobike ở Thượng Hải, vị giám đốc ngồi làm việc bên cạnh một kỹ sư của công ty.

cuoc chien sinh ton cua ga nghien cong nghe nhut nhat trong mang chia se xe dap phan 1
Những xe đạp của Hellobie tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Ảnh: SCMP

Mặc dù vậy, với cương vị là một giám đốc điều hành, anh vẫn phải phát biểu trước công chúng và trả lời phỏng vấn truyền thông. Hai ngày trước buổi phỏng vấn với nhật báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng, Yang đã có một bài phát biểu trong một buổi tiệc thường niên của quỹ tư mạo hiểm toàn cầu GGV Capital tại Bắc Kinh, thông báo trước hàng trăm nhà đầu tư và giới báo chí rằng Hellobike đã có lợi nhuận ở 100 thành phố tại Trung Quốc. GGV là một trong số những công ty đầu tiên hỗ trợ cho Hellobike.

Hiện tại Hellobike đang hoạt động tại 300 thành phố trên cả nước và công ty xử lý hơn 20 triệu lượt đặt xe mỗi ngày.

Khi một người hỏi liệu việc đạt lợi nhuận tại hơn 100 thành phố có đồng nghĩa với việc thua lỗ tai 200 thành phố còn lại, Yang trả lời: “Bạn có thể nhìn nhận theo hướng đó”. Anh nói thêm rằng sinh lời không phải là một mục tiêu cấp bách với bản thân anh hay các nhà đầu tư.

“Tôi tin rằng một doanh nghiệp có thể phục vụ cho một lượng lớn người tiêu dùng hoàn toàn có thể sinh lời, chỉ là sớm hay muộn. Thời điểm duy nhất doanh nghiệp không đạt được lợi nhuận là khi không có nhu cầu thực sự nào cho sản phẩm hay dịch vụ mà nó cung cấp, và doanh nghiệp chỉ dựa vào các khoản trợ cấp khổng lồ để duy trì việc kinh doanh”, Yang nói.

Xem thêm

Hồng Vân