|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Cung cấp dịch vụ nghe nhạc trả phí ở các nước nghèo: Chiến lược lạ đời của chủ sở hữu TikTok

08:28 | 23/05/2019
Chia sẻ
ByteDance - chủ sở hữu của ứng dụng video nổi tiếng TikTok - đang phát triển một dịch vụ nghe nhạc trả phí, thách thức hai gã khổng lồ Spotify và Apple Music.
Cung cấp dịch vụ nghe nhạc trả phí ở các nước nghèo: Chiến lược lạ đời của chủ sở hữu TikTok  - Ảnh 1.

Chủ sở hữu TikTok sắp tung ra dịch vụ nghe nhạc trả phí để cạnh tranh với Spotify và Apple Music. Ảnh: Getty Images

Ứng dụng nghe nhạc trả phí ra mắt sớm nhất vào mùa thu năm nay

ByteDance lên kế hoạch triển khai ứng dụng mới sớm nhất vào mùa thu năm nay tại một số khu vực, đa phần là các nước nghèo - nơi dịch vụ nghe nhạc trả tiền vẫn chưa thu hút lượng lớn người dùng.

Chủ sở hữu TikTok đã thỏa thuận thành công quyền sử dụng dịch vụ từ T-Series và Times Music - hai trong số các hãng thu âm lớn nhất Ấn Độ, , Bloomberg dẫn nguồn tin thân cận cho biết.

Mặc dù ứng dụng mới không được đặt tên theo TikTok, ByteDance sẽ cố gắng chuyển đổi một lượng khán giả của TikTok thành khách hàng trả tiền cho nó.

TikTok (hay Douyin) đã được tải xuống hơn 500 triệu lần và trở thành hai trong số các ứng dụng có ảnh hưởng nhất trong ngành công nghiệp âm nhạc đương đại. Bài hát đứng vị trí thứ nhất trên Billboard Hot 100 hiện tại - Old Town Road - lần đầu tiên trở nên phổ biến là trong các video trên TikTok.

ByteDance, có trụ sở tại Bắc Kinh, đã từ chối yêu cầu bình luận từ Bloomberg.

Ứng dụng mới của ByteDance sẽ bao gồm một danh mục các bài hát và video có sẵn theo yêu cầu, hoàn toàn không phải bản sao của Spotify hay Apple Music.

Kế hoạch ra mắt dịch vụ nghe nhạc trả tiền của ByteDance từng xuất hiện trên báo South China Morning Post trước đó, nhưng bài báo không đề cập đến thời điểm phát hành dịch vụ hay các thỏa thuận liên quan.

Thông qua ứng dụng mới, ByteDance muốn giảm phụ thuộc vào quảng cáo và cạnh tranh cùng Tencent

ByteDance hiện là một trong những công ty khởi nghiệp có giá trị nhất thế giới. Trong vòng gọi vốn gần đây nhất, công ty đã được định giá hơn 75 tỉ USD. Sản phẩm đáng chú ý đầu tiên của ByteDance là Toutiao - một ứng dụng dùng công nghệ học sâu để nắm bắt sở thích và thị hiếu của người dùng, rồi đề xuất tin tức phù hợp.

TikTok đã mở rộng phạm vi tiếp cận của ByteDance trên toàn thế giới, một kì tích hiếm đối với một công ty công nghệ Trung Quốc. Thành công này còn cung cấp cho công ty một tập người dùng lớn để kiếm tiền thông qua quảng cáo.

Với ứng dụng mới, ByteDance đang tìm cách giảm sự phụ thuộc và quảng cáo và chứng minh dịch vụ nghe nhạc trả phí có thể mang lại hiệu quả ở các thị trường mới nổi.

Các dịch vụ nghe nhạc trả phí đã thúc đẩy doanh số bán nhạc trên toàn thế giới và hiện là nguồn thu lớn nhất cho ngành công nghiệp thu âm toàn cầu. Tuy nhiên, dịch vụ chủ yếu chỉ thịnh hành ở phương Tây.

Mặc dù châu Á, Trung Đông và châu Phi là nơi cư trú của phần lớn dân số thế giới, các khu vực trên chỉ chiếm 10% lượng khách hàng của Spotify.

Tencent Music Entertainment, công ty âm nhạc thông trị tại Trung Quốc, đã thu lời gấp 6 lần từ dịch vụ giải trí xã hội thay vì nghe nhạc trả phí.

Các dịch vụ nghe nhạc trực tuyến phổ biến ở châu Á, gồm QQ Music của Tencent và Youtube của Google, đều miễn phí. Youtube đặc biệt thành công tại các thị trường như Ấn Độ, Indonesia và Philippines. TikTok là ứng dụng miễn phí được tải xuống nhiều nhất ở Ấn Độ trong quí I/2019.

Dịch vụ nghe nhạc trả phí mới sẽ gia tăng sự cạnh tranh giữa ByteDance và Tencent, công ty sở hữu WeChat (ứng dụng phổ biến nhất tại Trung Quốc).

Hiện tại, các dịch vụ nghe nhạc của Tencent đều tập trung vào Trung Quốc, song tập đoàn có thể mở rộng trong những năm tới.

Cho đến thời điểm này, ByteDance vẫn chưa kí được hợp đồng với ba hãng thu âm lớn nhất thế giới: Universal, Warner và Sony Music. Sản phẩm của họ chiếm thiểu số ở hầu hết thị trường mới, nhưng sẽ rất quan trọng nếu ByteDance muốn mở rộng ra châu Âu, Mỹ Latin hoặc Bắc Mỹ.

Nếu thỏa thuận giữa ByteDance và các hãng thu âm trên thành công, đây còn là cơ hội để kiếm thêm tiền từ công ty chủ sở hữu TikTok. Các hãng thu âm cho rằng bài hát của họ đã thúc đẩy sự phổ biến của TikTok và yêu cầu hàng trăm triệu USD để gia hạn các thỏa thuận với ByteDance.

Trần Nam Thi

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.