Cổ phiếu tâm điểm ngày 23/11: VGI, HT1, BSR, FCN
VGI - Bứt phá
CTCP Chứng khoán Ngân hàng BIDV (BSC)
Điểm nhấn kĩ thuật:
- Xu hướng hiện tại: Tích lũy.
- Chỉ báo xu hướng MACD: Xuất hiện Golden Cross.
- Chỉ báo RSI: Tăng dần trên giá trị 50 và chưa đi vào vùng quá mua.
- Đường MA: EMA12 ở trên EMA26.
Phân tích:
VGI ở trong trạng thái tích lũy trung hạn tại khu vực 27 - 29 trong ba tháng trở lại đây. Tuy nhiên, thanh khoản tăng cao trong phiên hôm nay đã đẩy cổ phiếu tăng ấn tượng 6,83% qua đó vượt qua vùng giá đi ngang như đã kể trên.
Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái tích cực. Hôm nay, đường MACD vừa cắt lên trên đường tín hiệu đồng thời chỉ báo RSI cũng chưa đi vào vùng quá mua nên cổ phiếu có thể thiết lập đà tăng trong ngắn hạn. Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của VGI nằm tại khu vực xung quanh giá 28,5.
HT1 - Tiêu thụ xi măng toàn ngành dự báo tăng trưởng tốt trong năm 2021 nhờ đầu tư công và xuất khẩu sang Trung Quốc
CTCP Chứng khoán Ngân hàng BIDV (BSC)
Phân tích:
Đầu tư công là tiền đề quan trọng kích thích các nguồn lực của khối tư nhân và thu hút đầu tư nước ngoài, từ đó đẩy mạnh vốn đầu tư toàn xã hội, kích thích nhu cầu xây dựng.
Xi măng là vật liệu xây dựng thiết yếu nên tiêu thụ phản ánh ngay tăng trưởng hoạt động xây dựng. Do đó, tiêu thụ xi măng nội địa sẽ hồi phục trong nửa cuối quí IV/2020 khi nhiều công trình đầu tư công bắt đầu thi công và nhu cầu tái thiết mạnh sau mùa mưa bão tại một số địa phương.
Tăng trưởng sẽ rõ rệt hơn từ năm 2021 trở đi khi nhu cầu xây dựng dân dụng và công nghiệp tăng nhanh nhờ cơ sở hạ tầng được cải thiện mạnh ở nhiều địa phương.
Các dự án đầu tư công trọng điểm như cải tạo, mở rộng cao tốc Bắc – Nam, xây dựng các tuyến đường kết nối, liên tỉnh, sân bay,…sẽ cải thiện chất lượng logistics của Việt Nam, thúc đẩy kết nối liên vùng.
Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang các quốc gia lân cận sau dịch sẽ thu hút lượng lớn vốn FDI và hỗ trợ xây dựng công nghiệp
Sản lượng xuất khẩu clinker và xi măng của Việt Nam bật tăng từ tháng 7/2020 do xuất khẩu sang Trung Quốc tăng. Hoạt động xây dựng hạ tầng ở Trung Quốc tăng mạnh nhờ chính sách kích thích đầu tư sau khi mở cửa lại nền kinh tế làm gia tăng mạnh nhu cầu đối với các loại vật liệu xây dựng.
Trong khi đó, sản xuất nội địa chưa thể tăng bắt kịp nhu cầu đã khiến Trung Quốc phải nhập khẩu lượng lớn các sản phẩm thép, xi măng. Với vị trí địa giáp với Trung Quốc và hệ thống vận tải biển thuận lợi, Việt Nam đã tận dụng tốt lợi thế để tăng xuất khẩu xi măng và clinker, giảm bớt tình trạng dư thừa tại thị trường nội địa.
BSC đánh giá nhu cầu nhập khẩu xi măng của Trung Quốc sẽ giữ ở mức cao tương đương tháng 8 - 9/2020 cho đến đầu năm 2021. Xuất khẩu xi măng sang Trung Quốc sẽ giúp giảm bớt cạnh tranh tại thị trường nội địa, đặc biệt đối với các DN xi măng khu vực phía Bắc và Bắc miền Trung.
BSR - Bứt phá khỏi mô hình tích lũy
CTCP Chứng khoán FPT (FTS)
Điểm nhấn kĩ thuật:
- Mẫu hình symmetrical triangle trên đồ thị tuần được kích hoạt báo hiệu kịch bản đảo chiều xu hướng dài hạn.
- Cầu chủ động đẩy giá lên cao, tạo lập mức đóng cửa cao mới của giai đoạn ba tháng gần nhất.
- Các chỉ báo xu hướng và xung lực nhanh chóng phục hồi về vùng giá trị cao. Độ dốc tăng của MFI đang củng cố cho tín hiệu bứt phá của đường giá.
- Mục tiêu tăng giá của BSR xác định ở quanh vùng giá 9, tương ứng mốc tâm lý Fibonacci mở rộng 100% tính cho chu kì sóng trung hạn.
Phân tích:
Trong bối cảnh các cổ phiếu nhóm Dầu khí ghi nhận nhiều tín hiệu khởi sắc về triển vọng xu hướng ngắn và trung hạn, BSR cũng đang trở thành điểm sáng giao dịch khi đồ thị vẫn duy trì các đặc trưng của xu hướng giá tăng và đã bứt phá lên khỏi trạng thái tích lũy dưới dạng mẫu hình tam giác trên đồ thị tuần.
Trong hai tuần gần nhất, BSR bứt phá với thanh khoản không quá lớn nhưng tín hiệu củng cố cho xu hướng đến từ vai trò hỗ trợ của các SMA ngắn và trung hạn. Khối lượng tích cực của phiên 19/11 kèm mức đóng cửa cao cuối phiên đã giúp cổ phiếu xác lập mức giá cao mới trong ba tháng.
FCN - Vùng giá cao nhất 52 tuần
CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)
Phân tích:
Mức Stock Rating của FCN ở mức 84 điểm, trong đó điểm cơ bản của FCN đã cải thiện lên mức 91 điểm sau ba quí giảm liên tiếp trước đó.
Đồ thị giá của FCN đạt mức cao nhất 52 tuần với khối lượng giao dịch tăng mạnh so với mức khối lượng trung binh 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá vẫn đang trong chu kì tăng trưởng mạnh với mức mục tiêu kì vọng cho sóng 3 là 13,1 và xa hơn là mức 15,97.
Điểm tiêu cực là rủi ro ngắn hạn có dấu hiệu gia tăng khi đồ thị giá hình thành các mô hình đảo chiều giảm giá cho thấy mức 13,1 có thể là mức kháng cự mạnh. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục nắm giữ và xem xét chốt lời khi giá tiệm cận sát mức giá mục tiêu 13,1. Đối với vị thế trung hạn cho khoảng thời gian 1 - 3 tháng, các nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ.
Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/