|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Fecon lên kế hoạch lãi ròng gấp gần ba lần trong năm 2023

07:47 | 11/04/2023
Chia sẻ
Kế hoạch được ban lãnh đạo Fecon đưa ra dựa trên dự báo ngành xây lắp sẽ tăng trưởng trở lại trong năm nay.

CTCP Fecon (Mã: FCN) đã công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2023, theo đó, HĐQT công ty dự kiến trình cổ đông kế hoạch kinh doanh năm 2023 với doanh thu 3.800 tỷ đồng và lãi ròng 110 tỷ đồng, lần lượt tăng 25% và gấp 2,75 lần kết quả thực hiện năm ngoái. 

Trong đó, công ty dự kiến mảng nền móng và xây dựng sẽ mang về 2.800 tỷ đồng doanh thu, còn mảng hạ tầng và công trình ngầm có doanh thu 1.000 tỷ đồng.

Về lợi nhuận sau thuế, doanh nghiệp đặt mục tiêu 125 tỷ đồng, trong đó, hoạt động đầu tư được dự báo mang về 60 tỷ đồng, chiếm 48% kế hoạch và hoạt động chính là 65 tỷ đồng, chiếm 52%.

Kế hoạch kinh doanh năm 2023 của Fecon. (Nguồn: Fecon).

Lãnh đạo công ty cho biết kế hoạch được đưa ra dựa trên đánh giá các nguồn lực hiện có và bối cảnh ngành xây dựng được dự báo tăng trưởng trở lại, nhiều vấn đề vướng mắc được giải quyết.

Tuy nhiên, công ty cũng nhận định những khó khăn, thách thức của năm 2022 đến thời điểm hiện tại vẫn đang có tác động xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, trong đó có Fecon. 

Bên cạnh đó, công ty dự kiến sẽ chia cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt với tỷ lệ tối đa 5%, tương ứng 500 đồng/cổ phiếu.

(Nguồn: Đ.N. tổng hợp).

Tại cuộc họp, HĐQT công ty cũng dự kiến trình cổ đông thông qua phương án chi trả cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%, tương ứng 500 đồng/cổ phiếu. Tổng số tiền doanh nghiệp dự kiến dùng để chi trả cổ tức là gần 79 tỷ đồng.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng sẽ xin ý kiến cổ đông về việc điều chỉnh thời gian hạn chế chuyển nhượng đối với cổ phiếu FCN do Quỹ đầu tư hạ tầng Red One nắm giữ.

Cụ thể, cuối năm 2021, Fecon đã chào bán riêng lẻ 32 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp với giá 13.000 đồng/cổ phiếu và thu về 416 tỷ đồng. Trong đó, Quỹ đầu tư hạ tầng Red One (nhà đầu tư trong nước) và CTCP Raito Kogyo (nhà đầu tư nước ngoài), mỗi bên mua 16 triệu cổ phiếu.

Theo quy định của đợt phát hành, số cổ phiếu trên sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng hai năm, kể từ ngày kết thúc chào bán (ngày 26/11/2021).

Tuy nhiên, hiện tại, HĐQT của Fecon cho rằng hạn chế chuyển nhượng hai năm với số cổ phiếu trên của Red One không còn cần thiết và kiến nghị với cổ đông thông qua việc giảm thời gian hạn chế chuyển nhượng xuống còn 17 tháng, tức thời gian hạn chế từ ngày 26/11/2021 đến hết ngày 25/4/2023. 

Cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 của Fecon sẽ được tổ chức vào sáng ngày 27/4 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Đăng Nguyên

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.