|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Cơ chế phục hồi mới liệu có 'hồi sinh' TCTD yếu kém?

10:00 | 16/05/2017
Chia sẻ
Ba ngân hàng bị mua "0 đồng" hiện không thể đáp ứng các quy định về an toàn hoạt động, không đủ điều kiện triển khai một số hoạt động kinh doanh thông thường. Do đó, những cơ chế mới thật sự cần thiết khi việc tái cơ cấu TCTD yếu kém chưa đạt kết quả.
co che phuc hoi moi lieu co hoi sinh tctd yeu kem
Cơ chế phục hồi mới liệu có thể "hồi sinh" TCTD yếu kém? (Ảnh minh hoạ)

Ba ngân hàng "0 đồng" vẫn trong tình trạng mất khả năng thanh toán, hoạt động cầm chừng

Trong thời gian vừa qua Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã mua lại bắt buộc đối với ba ngân hàng thương mại (NHTM) yếu kém gồm OceanBank, VNCB và GP Bank. Tuy nhiên, NHNN nhận thấy việc xử lý các TCTD yếu kém theo một số quy định hiện hành vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Quy mô nợ xấu và tài sản không sinh lời của ba này vẫn ở mức cao, làm tăng tỷ lệ nợ xấu của hệ thống TCTD. Việc xử lý nợ xấu, thu hồi tài sản không sinh lời khó khăn, chưa đạt được kết quả đáng kể.

Bên cạnh đó, tình trạng âm vốn chủ sở hữu của ba ngân hàng trên quá lớn. Các ngân hàng vẫn trong tình trạng mất khả năng thanh toán và không đảm bảo tỷ lệ an toàn hoạt động theo quy định.

NHNN cũng chỉ ra, mặc dù lỗ kinh doanh đã có xu hướng giảm dần nhưng do hoạt động của các ngân hàng vẫn trong tình trạng cầm chừng, nguồn thu tạo ra không đủ bù chi phí hoạt động kinh doanh nên lỗ lũy kế tiếp tục gia tăng.

Để đảm bảo thanh toán, các ngân hàng hiện huy động vốn trên thị trường dẫn đến áp lực trả lãi tiền gửi, cùng với trang trải chi phí hoạt động trong điều kiện nguồn thu hạn chế dẫn đến chênh lệch thu nhập - chi phí của các ngân hàng này vẫn tiếp tục ở tình trạng âm.

Theo đánh giá của NHNN, các TCTD yếu kém nói chung và các ngân hàng bị mua bắt buộc nói riêng không thể đáp ứng các quy định về an toàn hoạt động; không đủ điều kiện đáp ứng về giới hạn cấp tín dụng, điều kiện huy động vốn, ... để triển khai một số hoạt động kinh doanh thông thường.

Nguyên nhân của tồn tại này do nhiều yếu tố. Chính phủ dẫn chứng trong đó, quan trọng nhất là do chưa có khuôn khổ pháp lý về các biện pháp phục hồi, củng cố hoạt động đối với các TCTD yếu kém.

Cơ chế mới "hồi sinh" các TCTD yếu kém

Trên cơ sở đó, Chính phủ đã đưa ra dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các TCTD dự kiến trình Quốc hội sắp tới. Trong đó, bổ sung các quy định cụ thể về các biện pháp để đẩy nhanh tiến trình phục hồi, củng cố tổ chức, hoạt động đối với TCTD yếu kém hoặc xử lý pháp nhân; gồm ba nhóm biện pháp:

(1) Sử dụng hợp lý các công cụ điều hành chính sách của NHNN (tái cấp vốn, cho vay đặc biệt …); (2) Sử dụng các biện pháp hỗ trợ từ các ngân hàng hỗ trợ; (3) Sử dụng các biện pháp về cơ chế hoạt động đặc thù cho các TCTD yếu kém.

Đối với phương án phục hồisẽ áp dụng một hoặc một số biện pháp hỗ trợ tuỳ theo thực trạng của từng TCTD bị kiểm soát đặc biệt.

Cụ thể, đối với NHTM, NH hợp tác xã, công ty tài chính được áp dụng một hoặc một số biện pháp hỗ trợ sau: Bán nợ xấu không có tài sản bảo đảm (TSBĐ) hoặc nợ xấu có TSBĐ mà TSBĐ đang bị kê biên, không có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ cho VAMC; vay đặc biệt của NHNN theo phương án phục hồi đã được phê duyệt.

Bên cạnh đó, các TCTD trên được hạch toán chi phí đối với phần chênh lệch giữa giá bán nợ, khoản phải thu, khoản đầu tư góp vốn với giá trị ghi sổ được phép kéo dài không quá 10 năm tuỳ thuộc tình hình tài chính. Trong thời hạn được kiểm soát đặc biệt, các TCTD này còn được miễn nộp phí bảo hiểm tiền gửi

Ngoài ra, các TCTD có thể nhận tiền gửi hoặc vay của TCTD hỗ trợ với lãi suất ưu đãi, mua nợ, trái phiếu doanh nghiệp của TCTD đó trong thời gian phục hồi đang được phân loại nhóm nợ đủ tiêu chuẩn.

Công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô còn được nhận khoản vay đặc biệt của Tổ chức bảo hiểm tiền gửi.

Riêng quỹ tín dụng nhân dân nhận khoản vay đặc biệt của Ngân hàng hợp tác xã. Trong trường hợp không thu hồi được khoản vay đặc biệt Tổ chức bảo hiểm và Ngân hàng hợp tác xã được hạch toán giảm các quỹ tương ứng để xử lý.

Đánh giá về tác động kinh tế, theo NHNN, việc bổ sung các quy định này sẽ phát sinh thêm việc giải quyết các công việc của cơ quan quản lý nhà nước. NHNN cũng phải chủ động hơn trong việc điều hành chính sách tiền tệ, điều này làm tăng chi phí sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ.

co che phuc hoi moi lieu co hoi sinh tctd yeu kem 'Sợ' xử lý ngân hàng yếu kém, không ít cán bộ xin thôi việc

Có không ít cán bộ đã xin nghỉ việc hoặc xin chuyển công tác khi được giao thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến ...

co che phuc hoi moi lieu co hoi sinh tctd yeu kem Phá sản ngân hàng - Hậu quả gì cho nền kinh tế?

Khủng hoảng niềm tin là hậu quả quan trọng nhất khi xảy ra sự kiện ngân hàng bị mất khả năng thanh toán và đứng ...

co che phuc hoi moi lieu co hoi sinh tctd yeu kem Chính phủ bàn về đột phá thể chế xử lý các ngân hàng yếu kém

Theo Ngân hàng Nhà nước, việc ban hành các luật riêng về cơ cấu lại các tổ chức tín dụng (TCTD) và xử lý nợ ...

co che phuc hoi moi lieu co hoi sinh tctd yeu kem Xử lý nợ xấu: Không chỉ đặt trên vai NHNN

Ấn tượng và thành công nhất trong mấy năm qua là NHNN đã cơ bản thực hiện được một mục tiêu quan trọng, đó là ...

Diệp Bình