|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Bàn tròn chính sách: 'Room tín dụng' sẽ phát sóng vào 9h sáng Thứ 3 ngày 11/3

07:42 | 08/03/2025
Chia sẻ
Tại sao Việt Nam vẫn đang sử dụng công cụ hành chính là hạn mức (room) tín dụng trong khi nhiều nước đã chuyển sang chuẩn mực thị trường? Nếu chính sách bỏ room tín dụng được triển khai, hệ thống ngân hàng và nền kinh tế sẽ chịu tác động ra sao? Tác động đến các nhóm ngân hàng khác nhau sẽ như thế nào?

Để trả lời những câu hỏi trên, Bàn tròn chính sách – chuỗi tọa đàm định kỳ phân tích sâu các vấn đề chính sách kinh tế vĩ mô – lần này sẽ xoay quanh chủ đề “Room tín dụng”, dự kiến phát sóng vào lúc 9h sáng ngày 11/3.

 

Khách mời và diễn giả:

Host: Bà Trịnh Quỳnh Giao, Tổng Giám đốc PVI AM.

Diễn giả:

  • Tiến sĩ Nguyễn Tú Anh, nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin, phân tích và dự báo kinh tế, Ban Kinh tế Trung ương
  • Ông Trần Hoài Phương, Giám đốc Khối Khách hàng Doanh nghiệp, thành viên Ban điều hành Ngân hàng HDBbank.
  • Ông Lê Hoài Ân,chuyên gia nghiên cứu chiến lược ngân hàng, người sáng lập IFSS và đồng sáng lập WiResearch.

Nội dung thảo luận chính: 

  • Bối cảnh & Lý do tồn tại Room tín dụng
  • Thời điểm & Lộ trình bỏ Room
  • Tác động đến hệ thống ngân hàng & nền kinh tế
  • Triển vọng ngành ngân hàng

Hãy đón xem Bàn tròn chính sách: Room tín dụng vào lúc 9h sáng ngày 11/3 trên VietnamBiz.vn, YouTube Kinh tế – Tài chính và Fanpage Tin kinh tế hàng ngày.

“Bàn tròn chính sách” là chuỗi tọa đàm định kỳ, diễn ra mỗi tháng một lần, với mục tiêu phân tích sâu các vấn đề chính sách tiền tệ, tài khóa cũng như định hướng quản lý nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế trọng yếu, giúp khán giả và doanh nghiệp nắm bắt kịp thời diễn biến từ góc nhìn đa chiều, có giá trị ứng dụng cao và khuyến nghị từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm, giúp khán giả chủ động hơn trong chiến lược kinh doanh – đầu tư.

BBT

Bàn tròn chính sách tháng 4: 'Kỳ vọng Mỹ áp thuế đối ứng 11 - 12% với Việt Nam là phù hợp
Mức thuế quan đối ứng cao mà ông Trump đưa ra ngày 2/4 đã được hoãn trong vòng 90 ngày. Liệu Washington đang “hạ nhiệt”, hay chỉ là quãng nghỉ tạm thời trước những bước đi khó lường kế tiếp? Doanh nghiệp và nhà đầu tư cần chuẩn bị ra sao để vừa hạn chế rủi ro, vừa tranh thủ cơ hội mới xuất hiện?