|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Chuỗi cửa hàng không nhân viên, chỉ cho khách xem sản phẩm chứ không bán

00:29 | 25/12/2018
Chia sẻ
Một công ty nội thất mở cửa hàng không có nhân viên để khách xem, trải nghiệm sản phẩm. Nếu muốn mua, khách gọi tổng đài để công ty giao hàng tận nơi.
chuoi cua hang khong nhan vien chi cho khach xem san pham chu khong ban Bùng nổ cửa hàng không nhân viên ở Trung Quốc, Nhật Bản

Năm 2017, công ty nội thất Tứ Hưng khai trương đồng loạt 10 cửa hàng trưng bày sản phẩm tại TP.HCM. Mục tiêu của họ là mở 500 cửa hàng trưng bày sản phẩm trên cả nước theo hình thức nhượng quyền.

Chuỗi cửa hàng không nhân viên

Không nhân viên, không người quản lý là điểm chung của chuỗi cửa hàng nội thất tự phục vụ. Công ty chỉ thuê một nhân viên bảo vệ trông coi cửa hàng và dắt xe, giữ xe cho người đến xem.

Nhà cung cấp ghi rõ giá, kích thước, màu sắc, chất liệu, thông tin liên hệ với công ty trên từng sản phẩm. Nếu muốn mua, khách hàng gọi đến tổng đài chăm sóc khách hàng (miễn phí) để nhân viên tư vấn và giao hàng tận nơi.

chuoi cua hang khong nhan vien chi cho khach xem san pham chu khong ban
Một cửa hàng nội thất tự phục vụ của công ty Tứ Hưng. Ảnh: Tứ Hưng

Đỗ Thanh Tịnh, người sáng lập công ty nội thất Tứ Hưng, phát biểu rằng cửa hàng trưng bày không có nhân viên bán vừa phục vụ nhu cầu xem sản phẩm của công chúng, vừa giúp công ty giảm chi phí đầu tư trong khi hiệu quả kinh doanh rất cao.

Bắt đầu kinh doanh nội thất từ năm 2013, anh Tịnh - cử nhân tốt nghiệp Đại học văn hóa TP Hồ Chí Minh - chủ trương bán hàng trực tuyến để tiết kiệm chi phí và đón đầu xu thế thương mại điện tử. Để chuẩn bị cho hành trình khởi nghiệp lần thứ ba (trước đó anh đã thất bại hai lần và nợ vài tỷ đồng), chàng cử nhân học một số khóa về tiếp thị, kinh doanh trực tuyến.

Với khẩu hiệu "giá rẻ vô địch" trong các chiến dịch tiếp thị, công ty thu hút rất nhiều lượt xem trên web, song tỷ lệ chuyển đổi thành đơn hàng không cao như kỳ vọng. Sau khi khảo sát ý kiến của khách hàng và nói chuyện với khách qua tổng đài, anh Tịnh nhận thấy người tiêu dùng muốn trải nghiệm trực tiếp sản phẩm trước khi ra quyết định.

"Tâm lý xem trực tiếp sản phẩm trước khi mua thể hiện rất rõ đối với những sản phẩm có giá trị cao như nội thất, điện thoại, xe máy", anh thổ lộ.

Kết hợp giữa tương tác trực tuyến và ngoại tuyến

Hồi ấy công ty chỉ có một cửa hàng trưng bày ở quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Đương nhiên, những người ở xa quận Bình Thạnh sẽ ngại tới cửa hàng để xem. Vì thế, Tịnh nảy ra ý tưởng mở chuỗi cửa hàng tự phục vụ để đáp ứng nhu cầu trải nghiệm trực tiếp của người tiêu dùng. Anh tin rằng những cửa hàng như thế sẽ giúp công ty tăng tỷ lệ chuyển đổi từ người xem sang người mua.

chuoi cua hang khong nhan vien chi cho khach xem san pham chu khong ban
Anh Đỗ Thanh Tịnh, giám đốc công ty nội thất Tứ Hưng. Ảnh: Đỗ Thanh Tịnh.

Đồ nội thất là loại sản phẩm nặng, cồng kềnh nên không thể bị lấy cắp. Vì không cần nhân viên bán hàng nên chi phí cho mỗi cửa hàng chỉ bao gồm tiền thuê mặt bằng và nhân viên bảo vệ. Một nhân viên của Tứ Hưng có thể theo dõi 5-7 cửa hàng qua hệ thống camera. Nhân viên bán hàng kiêm luôn nhiệm vụ tư vấn.

Doanh thu của Tứ Hưng đạt 20 tỷ đồng trong năm 2016. Cũng trong năm đó, tốc độ tăng trưởng của công ty đạt tới 100%. Trong những năm trước và sau năm 2016, tốc độ tăng trưởng luôn đạt tối thiểu 30%.

Để khách hàng tin hàng giá rẻ nhưng chất lượng, Tứ Hưng áp dụng chiến lược giao hàng miễn phí, kiểm tra hàng tại chỗ miễn phí, bảo hành 12 tháng tại nhà miễn phí và đổi trả miễn phí trong vòng 30 ngày.

"Chi phí vận chuyển đồ nội thất khá lớn nhưng chúng tôi vẫn miễn phí vì muốn khẳng định với người tiêu dùng rằng sản phẩm của chúng tôi hướng tới khách hàng bình dân nhưng chất lượng rất tốt", anh Tịnh nhấn mạnh.

Xem thêm

Nhạc Dương