|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Chứng khoán Tiên Phong (TPS) ghi nhận kết quả kinh doanh tăng trưởng quý III, tổng phải thu hơn 2.900 tỷ đồng

07:12 | 19/10/2022
Chia sẻ
Chứng khoán Tiên Phong báo cáo doanh thu, lãi trước thuế quý III tăng trưởng so với cùng kỳ, lần lượt đạt 550 tỷ đồng và 88,3 tỷ đồng. Trong quý này, TPS ghi nhận khoản lỗ từ bán trái phiếu với giá trị lỗ bán hơn 200 tỷ đồng.

 Kết quả kinh doanh quý III/2022 của Chứng khoán Tiên Phong (TPS). Nguồn: Thu Hà tổng hợp.

Chứng khoán Tiên Phong (Mã: TPS) vừa công bố kết quả kinh doanh quý III/2022 với sự tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận so với cùng kỳ.

Tổng doanh thu hoạt động quý III đạt 550 tỷ đồng, tăng 56,8% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu đến từ hai khoản lãi từ các tài sản tài chính FVTPL và thu lưu ký chứng khoán. Doanh thu hoạt động tài chính giảm 44,2% so cùng kỳ xuống còn 78 tỷ đồng. Thu từ hoạt động môi giới cũng giảm 27,1% còn 15,3 tỷ đồng.

Chi phí hoạt động của quý III cũng có tỷ lệ tăng tương ứng. Kết quả, Chứng khoán Tiên Phong báo lãi trước thuế 88,3 tỷ đồng, tăng 87,4% so với cùng kỳ.

  Kết quả kinh doanh các quý của Chứng khoán Tiên Phong (TPS). Nguồn: Thu Hà tổng hợp. 

So với kết quả kinh doanh các quý trước đó, đây là quý thứ ba liên tiếp TPS sụt giảm về doanh thu. Quý kế trước đó công ty báo lỗ trước thuế hơn 161 tỷ đồng.

 Cho vay margin của  Chứng khoán Tiên Phong (TPS). Nguồn: Thu Hà tổng hợp.  

Về tài sản, tổng tài sản tại ngày 30/9 là 6.553 tỷ đồng tăng 1.789 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Tổng giá trị cho vay margin cuối quý III là 1.466 tỷ đồng, tương đương thời điểm cuối quý II.

Các khoản phải thu của TPS thời điểm cuối quý III/2022. Nguồn: BCTC quý III.

Thời điểm cuối quý III, phải thu các dịch vụ công ty chứng khoán cung cấp của công ty tăng lên 2.050 tỷ đồng, thời điểm cuối quý II là 1.383 tỷ đồng. Phải thu bán tài sản tài chính FVTPL là 765 tỷ đồng, tương đương tại ngày 30/6 (769,1 tỷ đồng).

Thông tin về giao dịch của TPS, trong quý III giao dịch trái phiếu của công ty trọng yếu với giá trị 27.386 tỷ đồng, trong khi giao dịch cổ phiếu hơn 409 tỷ đồng.

Lỗ ròng từ bán tài sản tài chính của TPS trong quý III/2022. Nguồn: BCTC.

Trong quý III, TPS tiếp tục bán trái phiếu chưa niêm yết và ghi nhận lỗ ở chiều bán là 201 tỷ đồng. Trong khi đó lãi bán từ trái phiếu chưa niêm yết là 87,9 tỷ đồng. Như vậy, lỗ ròng từ bán trái phiếu chưa niêm yết là 113 tỷ đồng.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Hoàng Linh

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.