|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Chủ tịch Chứng khoán Trí Việt thu nhập 1,4 tỷ đồng trong quý III

08:10 | 21/10/2022
Chia sẻ
Báo cáo tài chính vừa được công bố của Chứng khoán Trí Việt (Mã: TVB) đã cho biết thu nhập trong quý III của hội đồng quản trị và ban giám đốc.

 Thu nhập của các lãnh đạo Chứng khoán Trí Việt trong quý III. Nguồn: BCTC.

Cụ thể, thu nhập của ông Bùi Minh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Chứng khoán Trí Việt là hơn 1,4 tỷ đồng. Ông Bùi Minh Tuấn sinh năm 1982 được bổ nhiệm làm chủ tịch của Chứng khoán Trí Việt đầu tháng 7 thay cho ông Phạm Thanh Tùng.

Ông Bùi Minh Tuấn từng làm qua nhiều vị trí khác nhau tại Chứng khoán Trí Việt. Cuối tháng 6/2020, ông Bùi Minh Tuấn được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Quản lý Tài sản Trí Việt (Mã: TVC), trước đó làm cố vấn. Tháng 10/2021, ông Tuấn từ nhiệm thành viên ban kiểm soát của Chứng khoán Trí Việt.

Đầu tháng 2 năm nay, ông Bùi Minh Tuấn được bổ nhiệm làm quyền tổng giám đốc của Chứng khoán Trí Việt.

Kể từ khi ông Đỗ Đức Nam, Tổng Giám đốc của Chứng khoán Trí Việt bị bắt cuối tháng 4 liên quan cáo buộc thao túng giá cổ phiếu nhóm Louis, công ty chứng kiến sự thay đổi của nhiều vị trí trong ban lãnh đạo điều hành. Bà Trần Thị Rồng được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Chi nhánh TP HCM từ ngày 19/5. Thu nhập của CEO Chứng khoán Trí Việt trong quý III là 300 triệu đồng.

Về phần ông Phạm Thanh Tùng, thu nhập phân bổ trong quý III là hơn 606 triệu đồng. Hai Quyền phó Tổng Giám đốc khác của Chứng khoán Trí Việt là bà Đỗ Thị Nga và ông Vũ Văn Toản có thu nhập 405 triệu đồng và 305 triệu đồng trong quý III.

Trước khi bị bắt, ông Đỗ Đức Nam nhận lương 291,5 triệu đồng trong quý III năm ngoái.

Ông Phan Lê Thành Long, thành viên HĐQT độc lập có thu nhập hơn 33,3 triệu đồng. Mới đây ông Long có đơn xin từ nhiệm.

Hoàng Linh

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.