Với giá than 130 USD/tấn, chi phí đầu vào của các nhà sản xuất nhiệt điện than của Việt Nam sẽ tăng 40% so với năm 2020, tạo ra hiệu ứng tiêu cực cho các công ty nhiệt điện than.
Trước bối cảnh giá than tăng kỷ lục, nhu cầu sử dụng điện tăng vọt vì nắng nóng, Trung Quốc sẽ xả bán hơn 10 triệu tấn than nhằm ổn định nguồn cùng và kìm đà tăng giá.
Trong tháng 5/2021, clynker và xi măng là mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Australia có trị giá tăng mạnh nhất so với tháng 4 năm nay, cụ thể tăng 2811%.
Trị giá xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản trong tháng 5/2021 lần lượt đạt 1,7 tỷ USD và 1,8 tỷ USD. Cán cân thương mại thâm hụt 99 triệu USD.
Hơn 100 mỏ than trên khắp Trung Quốc sẽ tạm dừng hoạt động để kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nguồn cung than vốn eo hẹp có thể bị ảnh hưởng, đẩy giá than lên cao hơn.
Theo các dữ liệu thương mại mới công bố, trong tháng 5 vừa qua, Mỹ tiếp tục thế chân Australia xuất khẩu lượng lớn than đá sang Trung Quốc. Ngoài ra, đất nước tỷ dân còn tiếp nhận thêm nguồn hàng từ Canada, Philippines, Colombia.
Giới chức Trung Quốc đã đóng cửa nhiều mỏ than đá hơn trước những lo ngại ngày càng gia tăng về các vụ tai nạn trong quá trình khai thác, giữa lúc giá loại nhiên liệu này, vốn đang chiếm một nửa nguồn cung năng lượng của Trung Quốc, đang tiếp tục tăng lên.
Giá của nhiều hàng hóa đang giảm, nhưng còn quá sớm để Bắc Kinh tuyên bố chiến thắng trong cuộc chiến kéo dài hai tháng nhằm hạ nhiệt thị trường và chi phí sản xuất trong nước.
Theo Bộ Công Thương, tính chung 5 tháng đầu năm, sản lượng than sạch ước đạt hơn 21 triệu tấn, giảm gần 4% so với cùng kỳ. Sản lượng alumin ước đạt gần 539 nghìn tấn, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2020.
Kim ngạch top 10 mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Nga trong 4 tháng đầu năm đạt 918,2 triệu USD, chiếm 83% tổng xuất khẩu mặt hàng các loại.