Tập đoàn Fitbit của Mỹ vừa tuyên bố đang chuyển toàn bộ hoạt động sản xuất thiết bị theo dõi sức khỏe và đồng hồ thông minh từ Trung Quốc sang Việt Nam để tránh thuế khi nhập khẩu về Mỹ.
Bloomberg dẫn nguồn tin thân cận cho hay Nhà Trắng đang xem xét triển khai một hiệp ước tiền tệ đã thông qua trước đó với Trung Quốc như một phần của thỏa thuận "giai đoạn đầu" giữa hai nền kinh tế.
Đoàn Trung Quốc từ chối thảo luận về vấn đề cưỡng ép chuyển giao công nghệ và cũng không thể thuyết phục được phía Mỹ ngừng tăng thuế quan lên hàng trăm tỉ USD hàng hóa.
Theo nguồn thạo tin, các quan chức Trung Quốc đang đề nghị mua thêm nông sản Mỹ nhằm tìm kiếm một thỏa thuận tạm thời giữa Bắc Kinh và Washington, theo đó ngăn chặn đợt tăng thuế quan mới dự kiến vào ngày 15/10.
Trung Quốc vẫn sẵn sàng đồng ý kí thỏa thuận thương mại một phần với Mỹ, cho thấy chính quyền Bắc Kinh đang tập trung vào hạn chế thiệt hại do chiến tranh thương mại gây ra.
Mới đây, Trung Quốc ra tín hiệu sẽ có biện pháp mạnh mẽ để trả đũa việc chiều 7/10 Bộ Thương mại Mỹ đưa 28 thực thể Trung Quốc trong đó có 8 tập đoàn công nghệ lớn vào danh sách đen về thương mại với cáo buộc liên quan tới vi phạm nhân quyền ở khu tự trị Tân Cương.
Triển vọng về một bước tiến lớn trong đàm phán thương mại Mỹ - Trung đã lu mờ vào hôm 7/10 sau khi Washington thêm 28 thực thể Trung Quốc vào danh sách đen vì cáo buộc liên quan vấn đề nhân quyền. Tổng thống Trump cũng cho rằng hai bên khó có thể đi đến một thỏa thuận chóng vánh.
CNBC vừa đưa tin Bộ Thương mại Mỹ đã thêm 28 thực thể Trung Quốc vào “Danh sách Thực thể” nhằm ngăn cấm các tổ chức này làm ăn với công ty Mỹ, tương tự như chính sách đã làm với Huawei hồi tháng 5.
Đồng USD lên giá trước đồng CNY sau khi Phó Thủ tướng Lưu Hạc tuyên bố rút lại cam kết thay đổi chính sách công nghiệp phía Mỹ từng yêu cầu. Động thái này làm tăng khả năng Mỹ - Trung khó đạt được một đột phá trong vòng đàm phán mới.
Tổng thống Trump đang rơi vào tình huống khó khăn khi cận kề thời điểm đàm phán thương mại với Trung Quốc lại bị Hạ viện điều tra luận tội. Hiện tại, không thể loại trừ bất kì động thái nào từ ông Trump cũng như ảnh hưởng của chúng đến các nền kinh tế châu Á.
Cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung tuần tới từng được kì vọng sẽ có những tiến bộ tích cực. Tuy nhiên, các quan chức Trung Quốc đang tỏ ra không muốn đồng ý với một thỏa thuận trên phạm vi rộng mà Tổng thống Trump theo đuổi từ lâu.
Thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc đã thu hẹp trong tháng 8 khi xuất khẩu tăng lên mức cao nhất trong 5 tháng, đây có thể là một dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang bày tỏ thiện chí khi hai nước nỗ lực giải quyết cuộc tranh chấp thương mại.
Bốn công ty Đài Loan - Foxconn, Inventec, Quanta Computer và Compal, chiếm khoảng 40% xuất khẩu máy tính, điện thoại và các mặt hàng liên quan từ Trung Quốc sang Mỹ.
Bồn rửa nhà bếp, hoặc thậm chí tủ bếp có thể không tránh khỏi cuộc tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sau khi Washington công bố một đợt thuế quan nặng khác hôm 3/10.
Các công ty Trung Quốc đã mua đậu nành Mỹ trong tuần này, tuy nhiên giới chuyên gia khuyến cáo đừng cho rằng đây là một tín hiệu về niềm tin của người mua trước các cuộc đàm phán sắp tới.
Theo Bloomberg, để duy trì đà tăng giá của thị trường chứng khoán, các chính sách của ông Trump cần giúp thúc đẩy lợi nhuận doanh nghiệp. Tuy nhiên, những chính sách này cũng có thể gây áp lực lạm phát và kéo thị trường đi xuống.