Vietnam Report: Chiến tranh thương mại tác động lớn nhất đến doanh nghiệp năm 2018
Đừng để doanh nghiệp tử tế thiệt thòi |
Mới đây, Vietnam Report đã tiến hành khảo sát cộng đồng các doanh nghiệp lớn Việt Nam nhằm tổng hợp những đánh giá của doanh nghiệp về tình hình sản xuất kinh doanh giai đoạn hiện tại, những rào cản và thách thức các doanh nghiệp lớn đang phải đối mặt, triển vọng kinh doanh và khả năng tiếp cận công nghệ của doanh nghiệp trong thời đại số.
Theo Vietnam Report, Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung và những hệ lụy có liên quan đang là rủi ro lớn nhất với cộng đồng doanh nghiệp lớn Việt Nam, với việc 63,3% ý kiến đánh giá cho rằng những sự bất khả đoán từ căng thẳng địa chính trị đã và đang gây những khó khăn lớn cho doanh nghiệp.
Bên cạnh rủi ro từ môi trường quốc tế, những khó khăn nội tại như thiếu nguồn nhân lực có tay nghề, thủ tục hành chính phức tạp và chính sách hỗ trợ cạnh tranh yếu là những mối bận tâm lớn nhất của doanh nghiệp giai đoạn qua.
Tuy vậy, đánh giá về tổng thể tình hình sản xuất kinh doanh năm nay, 48,3% doanh nghiệp đánh giá ổn định, 41,4% doanh nghiệp nhận định tốt lên và 10,3% báo cáo kết quả giảm đi theo khảo sát của Vietnam Report tháng 11/2018.
Top 5 rào cản ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong năm 2018
Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp VNR500 thực hiện bởi Vietnam Report, tháng 11/2018 |
Về những nỗ lực của Chính phủ giai đoạn qua, doanh nghiệp đánh giá Top 3 chính sách đạt hiệu quả cao trong việc tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp là tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế (79,3%), đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, đánh giá cán bộ (50%) và cải cách thủ tục hành chính (48,3%).
Năm 2018, Việt Nam đứng thứ 9 trên bảng xếp hạng chỉ số thương mại bền vững (trong 19 nền kinh tế Châu Á và Mỹ), nằm trong các nước được đánh giá cao về mức độ mở cửa thị trường. Đặc biệt, việc Quốc hội phê chuẩn Hiệp định CPTPP mới đây đã nhận được nhiều tín hiệu tích cực từ phía các doanh nghiệp.
Không chỉ mở cửa mạnh mẽ thị trường hàng hóa - dịch vụ - đầu tư, tạo cơ hội giúp các doanh nghiệp hưởng lợi thuế quan, CPTPP còn hứa hẹn sẽ giúp các doanh nghiệp Việt nâng cao nội lực, đẩy mạnh các quy chuẩn như sở hữu trí tuệ, đồng thời giải quyết tranh chấp và phòng vệ thương mại.
Các giải pháp Chính phủ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Nguồn: Vietnam Report |
Tình hình tiếp cận công nghệ của doanh nghiệp thời đại số
Quá trình tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế thông qua CPTPP cùng với làn sóng chuyển đổi công nghệ giúp Việt Nam trở thành một địa chỉ hấp dẫn về đầu tư, tuy nhiên điều này cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp Việt phải chuẩn bị năng lực đầy đủ để đáp ứng yêu cầu của thời đại.
Hầu như các doanh nghiệp mới chỉ ứng dụng công nghệ số chủ yếu trong các mảng tài chính/kế toán, bán hàng, sản xuất, R&D (với tỉ lệ trung bình khoảng 71,2% doanh nghiệp đang ứng dụng công nghệ trong các mảng này).
Trong khi đó các mảng về dịch vụ, logistics chưa nhận được nhiều chú trọng của doanh nghiệp (tỉ lệ ứng dụng trung bình xấp xỉ 35%), tuy nhiên đây cũng là các mảng nhận được nhiều hứa hẹn đầu tư của doanh nghiệp trong vòng 1 - 2 năm tới.
Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp VNR500 thực hiện bởi Vietnam Report, tháng 11/2018 |
Vấn đề nổi bật nhất đối với các doanh nghiệp hiện nay là không đủ nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời đại kĩ thuật số. Gần 70% cho rằng đây là rào cản lớn nhất, cấp bách nhất sau khi xem xét quá trình tiếp cận, ứng dụng công nghệ thực tiễn tại doanh nghiệp.
Đánh giá về kỹ năng nhân viên, doanh nghiệp nhận định khả năng sử dụng công nghệ tự động hóa, khả năng phân tích dữ liệu, tư duy hệ thống là các kĩ năng người lao động nói chung còn yếu.
Đánh giá kỹ năng nhân viên trong thời đại số
Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp VNR500 thực hiện bởi Vietnam Report, tháng 11/2018 |
Đánh giá về tiềm năng đầu tư cho các công nghệ tiên tiến của Cách mạng công nghệ 4.0, Công nghệ di động (Mobility) (27,6%), Cảm biến thông minh (Smart sensors) (20,7%) và Điện toán đám mây (Cloud Computing) (17,2%) là 3 công nghệ được chú trọng và nhận định đem lại kết quả khả quan cho doanh nghiệp với xu hướng gia tăng đầu tư trong thời gian tới.
Tuy vậy, kết quả phản hồi đồng thời cho thấy tỉ lệ các doanh nghiệp lớn đầu tư cho các công nghệ tiên tiến còn thấp, hiện tại có gần 40% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết chưa đầu tư cho bất kì công nghệ 4.0 nào.
Trong vòng ba năm tới, một số công nghệ được phần đông doanh nghiệp dự định lựa chọn đầu tư là Điện toán đám mây, Phân tích dữ liệu lớn (Big Data) và Mạng lưới vạn vật kết nối Internet (IoT).
Doanh nghiệp đầu tư cho cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Nguồn: Vietnam Report |
Dự báo 2019 kết quả kinh doanh cơ bản ổn định
Mặc dù bức tranh kinh tế giai đoạn tới được nhiều chuyên gia nhận định sẽ tăng trưởng khá, nhiều doanh nghiệp thể hiện sự dè dặt khi 50% doanh nghiệp dự báo kết quả sản xuất kinh doạnh đầu năm 2019 sẽ chỉ ở mức cơ bản ổn định, trong đó 37% cho rằng chi phí sẽ tăng lên và 18,5% dự đoán lợi nhuận sẽ giảm.
Vì vậy, trước những biến động và diễn biến mới đan xen của thị trường, việc giữ vững vị thế và khẳng định uy tín doanh nghiệp sẽ ngày càng quan trọng.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/