|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

CBRE: Năm 2018, BĐS hạn chế, nhà đầu tư nội sẽ cạnh tranh trực tiếp với khối ngoại

18:45 | 19/03/2018
Chia sẻ
NĐT trong nước dần chiếm lĩnh thị trường mua dẫn đến sự cạnh tranh giữa hai khối trong khi số lượng các tài sản là hữu hạn. Singapore, Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản và Hong Kong đang là 5 quốc gia đứng đầu về nắm giữ tài sản BĐS ở Việt Nam.
cbre nam 2018 bds han che nha dau tu noi se canh tranh truc tiep voi khoi ngoai Cơ hội đầu tư BĐS TP HCM 2018: Khu Nam trở lại thời vàng son, hấp dẫn hơn khu Đông, Tây
cbre nam 2018 bds han che nha dau tu noi se canh tranh truc tiep voi khoi ngoai Đề xuất đánh thuế 1% giá trị thương vụ chuyển nhượng của NĐT nước ngoài

Báo cáo Triển vọng thị trường Bất động sản (BĐS) Việt Nam năm 2018 mà CBRE vừa công bố nhận định, trước đây các nhà đầu tư (NĐT) Việt Nam chủ yếu hoạt động tích cực trên thị trường với vai trò là người bán, trong khi đó các NĐT nước ngoài lại tìm kiếm các cơ hội để mua. Tuy nhiên năm 2017, NĐT trong nước chiếm lĩnh thị trường mua dẫn đến sự cạnh tranh giữa hai khối trong khi số lượng các tài sản là hữu hạn đặc biệt là tài sản có khả năng sinh lời.

“Tình trạng này sẽ tiếp tục được duy trì trong năm 2018 khi mà những người mua trong nước có thể tận dụng sự hiểu biết của mình về thị trường Việt Nam để rút ngắn quá trình hoàn thành giao dịch”, CBRE đánh giá.

cbre nam 2018 bds han che nha dau tu noi se canh tranh truc tiep voi khoi ngoai
Theo CBRE, NĐT trong nước có thể tận dụng sự hiểu biết của mình về thị trường Việt Nam để rút ngắn quá trình hoàn thành giao dịch. (Ảnh minh họa)

Tính đến nay, Singapore, Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản và Hong Kong là 5 quốc gia đứng đầu về nắm giữ tài sản BĐS ở Việt Nam. Còn các NĐT từ Thái Lan, Trung Quốc và Mỹ được kỳ vọng sẽ tham gia tích cực hơn trong tương lai.

Trong thị trường BĐS năm qua, đất nền đứng đầu về các loại hình BĐS có số lượng giao dịch và khối lượng giao dịch cao nhất. Nhà ở và đất xây dựng dự án phức hợp là những loại hình BĐS phổ biến nhất. Giao dịch chuyện nhượng trên các loại hình BĐS còn lại phân bổ đều giữa căn hộ, văn phòng, khách sạn và bán lẻ.

Hà Nội và TP HCM tiếp tục đón nhận sự gia tăng về nguồn cung mới và số lượng nhà bán được trong năm qua. Quá trình đô thị hóa tại hai thành phố này đã mở ra cơ hội cho BĐS không chỉ trong các khu vực trung tâm mà cả khu vực trung tâm tương lai ở Hà Nội cũng như khu vực thương mại và nhà ở tương lai tại TP HCM (như khu vực Tủ Thiêm và An Phú).

CBRE cho rằng tỷ lệ hấp thụ cao trong những năm qua cùng với sự tiếp tục gia tăng về nhu cầu mua nhà do tỷ lệ sở nhà còn chưa cao và mức thu nhập ngày càng tăng giúp duy trì duy trì sự quan tâm của các NĐT cũng như chủ đầu tư trong ít nhất vài năm tới.

“Giá nhà trung bình có xu hướng tăng vừa, trong khi đó nhu cầu cho nhà ở có chất lượng ngày càng cao. Các NĐT đã và đang cạnh tranh mua lại các dự án ở mức giá ngày càng cao. Một số dự án đang xây dựng dở đã được chuyển nhượng và khôi phục cho thấy xu thế lạc quan của thị trường”, theo Báo cáo.

Năm 2017, số lượng giao dịch của các tài sản có sinh lời ở mức hạn chế cho thấy nguồn cung còn hạn chế. Với triển vọng tăng trưởng giá thuê của thị trường văn phòng, bán lẻ, khách sạn và khu công nghiệp, sự cạnh tranh mua các BĐS thương mại sẽ tiếp tục gia tăng trong tương lai.

CBRE còn dự báo, thiếu hụt về nguồn cung sẽ khuyến khích các NĐT bắt tay hợp tác với các tập đoàn trong nước để đầu tư xây dựng dự án. Đồng thời, các quỹ đầu tư BĐS cũng sẽ tiếp tục tìm kiếm mua lại cổ phần của các chủ đầu tư lớn trong nước.

Hiếu Quân