|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Cập nhật dịch COVID-19 hôm nay 11/2: Nhật Bản bỏ phí hàng triệu liều vắc xin vì thiếu bơm tiêm

08:00 | 11/02/2021
Chia sẻ
Tình hình dịch COVID-19 hôm nay 11/2 có những tin đáng chú ý như vắc xin COVID-19 AstraZeneca có hiệu quả với biến thể nCoV, ca nhiễm mới tại Hàn Quốc tăng đột biến, Campuchia bắt đầu tiêm chủng.

Dịch COVID-19 hôm nay ở Việt Nam

Theo cập nhật mới nhất từ Bộ Y tế, sáng hôm nay (11/2) có 18 ca mắc COVID-19 mới ghi nhận trong nước ở Hải Dương (15 ca) và Quảng Ninh (3 ca). Việt Nam hiện có 2.019 bệnh nhân.

Như vậy, Việt Nam có tổng cộng 1.215 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay là 522 ca.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 114.796.

Về tình hình điều trị, theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đến chiều hôm qua, nước ta đã chữa khỏi cho 1.480 bệnh nhân.

Trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, số ca âm tính lần một với virus SARS-CoV-2 là 18 ca; số ca âm tính lần hai là 11 ca, số ca âm tính lần ba là 4 ca.

Tình hình dịch COVID-19 trên thế giới

Theo cập nhật từ Worldometers, tính đến 7h sáng nay, toàn thế giới có tổng cộng hơn 107,81 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có hơn 2,36 triệu người tử vong và 79,79 triệu bệnh nhân phục hồi (đạt 73%). Các ca bệnh mới trên toàn cầu giảm trong tuần thứ tư liên tiếp. 

Đến nay, 219 quốc gia và vùng lãnh thổ, hai tàu du lịch trên toàn cầu xác nhận trường hợp mắc COVID-19.

Tổ chức Y tế Thế giới WHO khẳng định vắc xin COVID-19 của AstraZeneca/Đại học Oxford  có thể sử dụng đối với người trên 65 tuổi, và ở những nơi biến thể của virus SARS-CoV-2 đang hoành hành. 

Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, đã ghi nhận hơn 27,88 triệu ca nhiễm COVID-19, sau khi ghi nhận thêm 87.600 ca trong 24 giờ qua. Đồng thời, số ca tử vong do COVID-19 cũng tăng thêm 2.955 ca, nâng tổng số lên 482.723. Tổng số người phục hồi là hơn 17,79 triệu người (tỷ lệ phục hồi đạt 64%). Số ca nhiễm và tử vong hàng ngày vì đại dịch tại Mỹ giảm liên tục trong thời gian gần đây, tuy nhiên các con số vẫn đang ở mức cao.

Ấn Độ là nước đứng thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ và dẫn đầu châu Á về tổng số ca mắc COVID-19 với 10,87 triệu ca nhiễm và 155.399 ca tử vong, tăng lần lượt 12.760 và 119 so với ngày hôm trước. Tỷ lệ phục hồi đạt 97% với tổng 10,57 triệu người đã khỏi bệnh. Các ca bệnh đang hoạt động liên tục giảm từ tháng 9. 

Brazil là nước chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi COVID-19 ở khu vực Mỹ Latinh và là ổ dịch lớn thứ ba trên thế giới. Giới chức ghi nhận thêm số ca nhiễm mới và ca tử vong do COVID-19 lần lượt là 60.271 và 1.357 ca trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lần lượt là hơn 9,66 triệu và 234.945 người. Trong đó tổng số ca phục hồi là hơn 8,59 triệu, tỷ lệ phục hồi đạt 89%. Nước này vẫn chưa vượt qua được đợt dịch tồi tệ nhất.

Nga, vùng dịch lớn thứ 4 trên thế giới, sau khi ghi nhận thêm 14.494 ca mắc và 536 ca tử vong do COVID-19. Tổng số ca mắc bệnh tại Nga tới hiện tại là hơn 4,01 triệu trường hợp, trong đó 78.134 trường hợp tử vong, và hơn 3,51 triệu người hồi phục (đạt 88%). Số ca nhiễm mới tại Nga đang giảm dần, nhưng số ca tử vong vẫn ở mức khá cao.

Cập nhật dịch COVID-19 hôm nay 10/2: 88% ca bệnh tại Hàn Quốc đã phục hồi - Ảnh 1.

Hình minh hoạ. (Ảnh: Moskva News Agency).

Cộng hòa Chechnya đã dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang ở những nơi công cộng, Tất cả các hạn chế đối với du lịch trong nước đến khu vực cũng đã được dỡ bỏ. Cộng hòa Udmurtia ở quận Volga của Nga sẽ bỏ quy định đeo khẩu trang từ ngày 12/2, theo The Moscow Times.

Bahrain đã cấp phép khẩn cấp cho vắc xin Sputnik V.

Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) hôm nay cho biết nước này ghi nhận thêm 14 ca nhiễm mới, tất cả đều là trường hợp nhập cảnh, và không có thêm ca tử vong nào do COVID-19. Đây là ngày thứ ba liên tiếp nước này không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng.

Hiện Trung Quốc có tổng cộng 89.734 ca nhiễm, trong đó có 4.636 ca tử vong và 84.129 (94%) bệnh nhân được chữa khỏi.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) thông báo nước này ghi nhận 444 ca mắc mới, với 414 ca nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca mắc COVID-19 ở nước này lên 81.930 ca, trong đó có 1.486 trường hợp tử vong, và 72.226 người đã hồi phục (88%). 

Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua tại Hàn Quốc tăng đột biến trở lại, cao nhất từ ngày 4/2, hầu hết ghi nhận ở Seoul, tỉnh Gyeonggi, và Incheon, theo Yonhap.

Nhật Bản sẽ bắt đầu tiêm cho 10.000 - 20.000 nhân viên y tế tuyến đầu, để theo dõi về tác dụng phụ, sau đó là 3,7 triệu nhân viên y tế khác từ giữa tháng 3, và cho 36 triệu người trên 65 tuổi từ đầu tháng 4, theo Guardian.

Nước này đã đặt mua 144 triệu liều vắc xin Pfizer, đủ cho 72 triệu người, đóng gói trong các lọ 6 liều Tuy nhiên hàng triệu người dân sẽ không được tiêm vắc xin Pfizer theo kế hoạch vì bơm tiêm tiêu chuẩn đang sử dụng tại nước này không thể rút cạn liều thứ sáu, liều cuối cùng trong mỗi lọ vắc xin Pfizer, và số bơm tiêm có thể rút ra được 6 liều không có đủ.

Chính phủ đang yêu cầu các nhà sản xuất thiết bị y tế tăng cường sản xuất bơm tiêm chuyên dụng. Ngoài Nhật Bản, Mỹ và các nước Liên minh châu Âu cũng báo cáo tình trạng thiếu hụt bơm tiêm "khoảng chết thấp". 

Số ca nhiễm mới hàng ngày tại nước này đã giảm đáng kể, nhưng số người tử vong mỗi ngày đang tiếp tục tăng cao chưa từng thấy.

Campuchia hôm qua đã khởi động chiến dịch tiêm chủng COVID-19 với 600.000 liều vắc xin Sinopharm do Trung Quốc viện trợ, theo Reuters.

Cập nhật dịch COVID-19 hôm nay 11/2: Nhật Bản bỏ phí hàng triệu liều vắc xin vì thiếu bơm tiêm - Ảnh 2.

Hun Manet, con trai Thủ tướng Campuchia Hunsen, tiêm mũi vắc xin COVID-19 đầu tiên ngày 10/2. (Ảnh: Reuters).

Campuchia đến nay khá thành công trong nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Cả nước báo cáo 478 ca nhiễm và không có ca tử vong nào dù một cụm dịch bùng trong cộng đồng hồi tháng 11/2020.

Như Ý

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.