|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Các yêu cầu về bao gói và nhãn mác của Đan Mạch

22:13 | 02/03/2020
Chia sẻ
Các yêu cầu về bao gói, nhãn mác đối với các sản phẩm bán trên thị trường Đan Mạch rất nhiều và khác nhau đối với những sản phẩm khác nhau. Các qui định này dựa trên luật của Châu Âu hoặc luật Đan Mạch.
Các yêu cầu về bao gói và nhãn mác của Đan Mạch - Ảnh 1.

Các yêu cầu về bao gói và nhãn mác của Đan Mạch. (Ảnh minh họa. Nguồn: vietnamexport)

Các doanh nghiệp xuất khẩu cần liên hệ với đối tác nhập khẩu để biết thông tin về các yêu cầu bao gói và nhãn mác của Đan Mạch. Thông thường, các sản phẩm tiêu dùng phải có nhãn bằng tiếng Đan Mạch, hoặc một ngôn ngữ rất giống với tiếng Đan Mạch.

Các ngôn ngữ gần giống với tiếng Đan Mạch là tiếng Na Uy, hoặc tiếng Thụy Điển. Một số sản phẩm cần ghi rõ xuất xứ. Các đơn vị đo lường phải thuộc hệ mét. Nhãn mác và đánh dấu phải miêu tả chính xác nội dung của kiện hàng. 

Trách nhiệm đảm bảo sản phẩm theo đúng các qui định về nhãn mác và đánh dấu là trách nhiệm của nhà nhập khẩu. Làm sai qui định về nhãn mác và bao gói có thể gây chậm trễ, thiệt hại, ảnh hưởng đến công việc kinh doanh.

Nhãn mác thực phẩm

Phần lớn các loại thực phẩm đều nằm trong hệ thống qui định chung về nhãn mác thực phẩm. Đan Mạch cũng có các qui định đặc biệt áp dụng cho một số loại thực phẩm cụ thể như các sản phẩm cá, chocolate hay sản phẩm mứt cam.

Nhãn mác chất phụ gia (riêng hay lẫn trong thực phẩm) nằm trong qui định riêng về chất phụ gia.

Các loại thực phẩm bán ở thị trường Đan Mạch phải có mã số nhận diện sản phẩm (số lô hàng hay ngày sản xuất). Qui định này áp dụng cho cả các sản phẩm đóng gói lớn, hay các sản phẩm chưa đóng gói. Các thông tin khác có thể ghi lại trên giấy và chuyển cho nhà nhập khẩu.

Ngôn ngữ thể hiện trên nhãn mác phải bằng tiếng Đan Mạch. Một số từ tiếng nước ngoài nhưng trông rất giống tiếng Đan Mạch có thể được sử dụng. 

Nhà xuất khẩu không được chỉ dán nhãn mác theo tiêu chuẩn của nước mình. Có thể dùng nhãn mác theo các tiêu chuẩn của Đan Mạch và dính bên cạnh hoặc đè lên để che đi phần trên nhãn mác của nơi xuất khẩu không theo qui định của Đan Mạch (ví dụ như những thông tin dinh dưỡng bằng tiếng nước ngoài). 

Nhãn mác phải nêu rõ thành phần của chất phụ gia. Các thành phần này phải được sắp xếp theo nhóm chức năng, theo sau là tên cụ thể của thành phần, hoặc số E (số E là số được xác định trong các qui định về chất phụ gia và danh sách các chất phụ gia tích cực).

Các nhà sản xuất cần lưu ý, bên cạnh những qui định bắt buộc và không bắt buộc của EU, còn có những qui định không bắt buộc khác của Đan Mạch. Những qui định này có thể được người tiêu dùng đánh giá cao, và vì thế mà không thể thiếu khi tiếp thị sản phẩm.

Để phân biệt những sản phẩm góp phần bảo vệ môi trường, EU còn có qui định các loại nhãn mác không bắt buộc gọi là nhãn mác môi trường. 

Nhãn mác này chỉ được trao cho những nhà sản xuất có thể chứng minh được rằng sản phẩm của mình ít làm hại đến môi trường hơn là những sản phẩm cùng loại khác. 

Chính phủ khuyến khích người tiêu dùng sử dụng những sản phẩm không làm hại môi trường.

Các doanh nghiệp nước ngoài xuất khẩu sang Châu Âu cho rằng chương trình nhãn mác môi trường này là một rào cản thương mại không chính thức, được xây dựng không dựa trên những kết luận khoa học rõ ràng và xác thực nào cả, và là sự đối xử không công bằng với các doanh nghiệp nước ngoài. 

Chương trình nhãn mác môi trường là một chương trình tốn kém (doanh nghiệp có thể phải trả tới 1.300 EUR cho việc đăng kí, 25.000 EUR mỗi năm để mua quyền sử dụng nhãn mác xanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ được giảm 25%). Chính vì thế và chương trình này không được sử dụng rộng rãi. 

Tuy nhiên, nhãn mác xanh có thể là một công cụ tiếp thị rất tốt, vì nhu cầu sử dụng những sản phẩm xanh và sạch ngày càng gia tăng ở Châu Âu. 

Trong tương lai, nhãn mác môi trường bông hoa xanh có thể trở thành một dấu hiệu mà người tiêu dùng tìm kiếm.

Phùng Nguyệt

Chủ tịch SSI: Rủi ro lớn nhất của thị trường nằm ở niềm tin nhà đầu tư
Công ty chứng khoán đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 8.112 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 3.398 tỷ đồng. So với kết quả 2023, các chỉ tiêu này tăng lần lượt 13% và 19% và là mức cao kỷ lục.