Báo cáo tháng 7 của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho thấy, giá cà phê thế giới đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm do tiến độ thu hoạch vụ mới của Brazil diễn ra nhanh hơn cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê toàn cầu vẫn chưa có nhiều cải thiện so với những tháng trước.
Giá cà phê tăng cao đã giúp cho kim ngạch xuất khẩu ngành hàng này cán mốc 2,4 tỷ USD trong nửa đầu năm 2023, con số cao nhất ghi nhận được kể từ trước đến nay.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng cà phê toàn cầu tăng 4,3 triệu bao trong niên vụ 2023-2024 lên 174,3 triệu bao. Bên cạnh đó, tiêu thụ và thương mại cà phê toàn cầu dự báo thiết lập kỷ lục mới trong niên vụ 2023-2024.
Theo báo cáo của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), giá cà phê robusta thế giới đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 2/1995 do nhu cầu về cà phê chất lượng cao giảm dần để nhường chỗ cho các loại cà phê có giá cạnh tranh hơn. Ở chiều ngược lại, giá arabica đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều tháng qua do áp lực từ vụ thu hoạch mới tại Brazil.
Trong tháng 5, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã tăng tháng thứ hai liên tiếp so với cùng kỳ năm ngoái lên mức 149.667 tấn, trị giá lên tới 384,7 triệu USD. Các hoạt động bán ra được thúc đẩy sau khi giá xuất khẩu mặt hàng này tăng lên mức cao nhất 7 tháng trở lại đây.
Báo cáo của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho thấy giá giá cà phê robusta thế giới trong tháng 5 đã tăng 5,9% so với tháng trước lên trung bình 122,5 US cent/pound - cao nhất kể từ tháng 8/1995.
Trong 7 tháng đầu niên vụ 2022-2023, xuất khẩu cà phê toàn cầu đã giảm 6,2% (4,77 triệu bao) so với cùng kỳ niên vụ trước, xuống còn 72,2 triệu bao. Sự sụt giảm này chủ yếu đến từ cà phê arabica, trong khi robusta duy trì mức tăng nhẹ.
Trong tháng 4, xuất khẩu cà phê của nước ta đã tăng 4,1% về lượng và 10% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Chủ yếu là do được thúc đẩy bởi giá cà phê xuất khẩu tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 11/2022, trong khi tại thị trường nội địa giá mặt hàng này cũng tiến gần đến mốc 60.000 đồng/kg.
Báo cáo của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho biết, giá cà phê thế giới đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 9/2022 trong bối cảnh thị trường dự kiến sẽ thâm hụt 7,3 triệu bao cà phê trong niên vụ 2022-2023. Trong khi đó, xuất khẩu cà phê toàn cầu trong 6 tháng đầu niên vụ hiện tại đã giảm 6,1% so với vụ trước.
Trong khi số lượng quán cà phê tại Việt Nam liên tục tăng trong giai đoạn 2019 - 2023, số lượng cửa hàng trà sữa lại có sự biến động không đồng đều, thậm chí đã chứng kiến sự sụt giảm đáng kể trong giai đoạn 2022 - 2023.
Kim ngạch xuất khẩu cà phê của nước ta trong quý I giảm 5,4% so với cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp trong nước hiện đang gặp khó trong việc tiếp cận nguồn hàng do vốn mỏng trong khi giá cà phê nội địa tăng cao, do đó lợi thế đang thuộc về các doanh nghiệp FDI.
Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2022-2023 dự báo đạt khoảng 171,3 triệu bao trong khi nhu cầu tiêu thụ lên đến 178,5 triệu bao. Do đó, thị trường cà phê toàn cầu sẽ chứng kiến mức thâm hụt 7,3 triệu bao trong niên vụ 2022-2023.
TP Hà Nội vốn được biết tới là một thị trường khó tính, sự chấp nhận của người tiêu dùng tại đây với một thương hiệu mới thường được không cao. Vì thế, việc một chuỗi trà và cà phê nổi tiếng của Sài Gòn Bắc tiến được xem là một bước đi đầy thú vị.
Năm 2023 đánh dấu tròn 10 năm thương hiệu cà phê nổi tiếng Starbucks gia nhập thị trường Việt. Dù vậy, dấu ấn của Starbucks tại Việt Nam là không quá đáng kể do sự khác biệt về giá cả cũng như hương vị và văn hóa uống cà phê.
Phó Thủ tướng yêu cầu việc lựa chọn Danh mục khu đất dự kiến thực hiện thí điểm dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất đảm bảo công khai minh bạch, không xảy ra tình trạng xin cho và dựa trên các nguyên tắc, tiêu chí, thứ tự ưu tiên cụ thể.