Ngay trong tháng đầu tiên của năm 2024, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã đạt kỷ lục 726,6 triệu USD. Tại trong nước, giá cà phê nhân xô cũng lập đỉnh mới với hơn 83.000 đồng/kg, tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sản lượng cà phê sụt giảm, xung đột Biển Đỏ làm cước vận chuyển tăng cao và việc người dân chờ giá cao đã khiến nguồn cung thắt chặt và giá cà phê robusta tăng mạnh trong thời gian gần đây.
Năm 2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam giảm 8,7% về lượng, nhưng kim ngạch tăng 4,6% lên mức kỷ lục 4,24 tỷ USD. Tại thị trường trong nước, giá cà phê đã lập đỉnh mới gần 71.000 đồng/kg ngay trong thời điểm thu hoạch vụ 2023-2024.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2023-2024 đạt 171,4 triệu bao, trong khi tiêu thụ ở mức kỷ lục 169,5 triệu bao. Tồn kho cà phê thế giới dự kiến sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong 12 năm qua là 26,5 triệu bao.
Mới đây, tờ CNBC đã có bài viết nói về xu hướng thưởng thức cà phê thời thượng hiện nay. Thay vì chỉ cần nạp caffein vào người thì người uống cà phê đã có nhiều yêu cầu hơn cho thức uống này.
Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) dự báo sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2023-2024 tăng 5,8% lên mức 178 triệu bao, trong khi tiêu thụ tăng 2,2% lên 177 triệu bao. Như vậy, cán cân cung - cầu cà phê niên vụ 2023-2024 dự kiến sẽ thặng dư khoảng 1 triệu bao.
Khối lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 10 đã giảm xuống chỉ còn 43.725 tấn, mức thấp nhất trong 12 năm qua do tồn kho ở mức thấp sau niên vụ 2022-2023. Tại trong nước, vụ thu hoạch 2023-2024 đã bắt đầu và giá cà phê đang ở mức khá cao so với niên vụ trước.
Tính chung trong giai đoạn từ năm 2014 đến nay, xuất khẩu cà phê chế biến tăng trưởng bình quân hơn 15%/năm. Chế biến sâu được xem là một trong những lời giải cho bài toán nâng cao giá trị gia tăng cho ngành cà phê, hướng tới mục tiêu xuất khẩu 6 tỷ USD vào năm 2030.
Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), xuất khẩu cà phê toàn cầu đạt tổng cộng 123 triệu bao trong niên vụ 2022-2023, giảm 7,3 triệu bao so với niên vụ trước. Trên thị trường thế giới, giá robusta đang có sự điều chỉnh giảm trong khi arabica lại tăng lên.
Kết thúc niên vụ 2022-2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1,66 triệu tấn (khoảng hơn 27,7 triệu bao), giảm 4,5% so với niên vụ 2021-2022. Tuy nhiên, kim ngạch thu về vẫn tăng 3,4% lên mức kỷ lục 4,08 tỷ USD nhờ giá tăng cao.
Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), giá cà phê thế giới tiếp tục giảm 0,9% trong tháng 9. Trong khi đó, xuất khẩu cà phê toàn cầu tăng trở lại do một số quốc gia như Brazil, Uganda… đẩy mạnh bán cà phê robusta, lấp đầy khoảng trống mà Việt Nam để lại.
Khối lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 8 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2022 do nguồn cung không còn nhiều. Tuy nhiên, giá xuất khẩu mặt hàng này đã tăng lên mức kỷ lục mới là 3.054 USD/tấn, cao hơn gần 700 USD/tấn so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), mặc dù nguồn cung toàn cầu thiếu hụt nhưng giá cà phê thế giới tiếp tục giảm trong tháng 8 khi các nhà rang xay chuyển sang sử dụng lượng hàng tồn kho nhiều hơn thay vì đẩy mạnh mua vào.
Highlands Coffee, Phúc Long, The Coffee House,... từng đua nhau mở kiosk bán đồ uống mang đi trong dịch COVID-19, tuy nhiên đến nay mô hình này không còn duy trì được sức nóng.
Khối lượng cà phê xuất khẩu của nước ta trong tháng 7 đã giảm xuống mức thấp nhất tính từ đầu năm tới nay theo đúng chu kỳ khi lượng tồn kho trong nước đang cạn dần. Tuy nhiên, giá cà phê vẫn đang duy trì ở mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Phó Thủ tướng yêu cầu việc lựa chọn Danh mục khu đất dự kiến thực hiện thí điểm dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất đảm bảo công khai minh bạch, không xảy ra tình trạng xin cho và dựa trên các nguyên tắc, tiêu chí, thứ tự ưu tiên cụ thể.