Bộ trưởng Tài chính Mỹ hi vọng đạt được các buổi đàm phán thương mại hiệu quả tại Trung Quốc
Thuế quan của Mỹ đánh lên 200 tỉ USD giá trị hàng hóa từ Trung Quốc dự kiến sẽ tăng từ 10% lên 25% nếu hai bên không đạt được một thỏa thuận vào hạn chót, ngày 1/3. Điều này sẽ làm tăng thiệt hại và chi phí trong các ngành từ tiêu thụ điện tới nông nghiệp.
Trả lời phỏng vấn khi rời khách sạn tại Bắc Kinh, ông Mnuchin cho biết điều ông hi vọng cho chuyên công du lần này là những cuộc gặp mặt hiệu quả. Ông không giải thích thêm.
Ông Mnuchin, cùng với Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer, đã đến Bắc Kinh vào thứ Ba (12/2).
Hôm 12/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói có thể kéo dài thời hạn cho một thỏa thuận thương mại, nhưng sẽ không có ý định gặp mặt Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để kết thúc thỏa thuận.
Các nhà cố vấn của ông Trump trước đó mô tả ngày 1/2 là một thời hạn gấp gáp, nhưng ông Trump nói một sự trì hoãn là hoàn toàn có thể xảy ra.
Số lượng doanh nghiệp và các hoạch định chính sách Mỹ bày tỏ hi vọng trì hoãn việc nâng thuế quan ngày càng tăng, trong khi hai bên giải quyết những yêu cầu khó khăn từ phía Mỹ trong việc thay đổi chính sách cấu trúc chính của Trung Quốc nhằm kết thúc việc bắt buộc chuyển giao bí mật thương mại Mỹ, ngăn chặn trợ cấp công nghiệp của Bắc Kinh và củng cố quyền sở hữu trí tuệ.
Tuần trước, ông Trump nói không có kế hoạch gặp ông Tập trước thời hạn 1/3.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin. ảnh: Reuters. |
Ông Mnuchin và Lighthizer có lịch gặp mặt vào thứ Năm (14/2) và thứ Sáu (15/2) với Phó Thủ thướng Trung Quốc Lưu Hạc, cố vấn kinh tế hàng đầu của ông Tập.
Vòng đàm phán mới nhất tại Bắc Kinh bắt đầu vào thứ Hai (11/2) với các buổi thảo luận giữa các quan chức cấp thứ trưởng nhằm tìm ra những chi tiết cơ bản, gồm cơ chế củng cố bất kì thỏa thuận thương mại nào.
Vòng đàm phán thương mại kết thúc vào tháng 1 với một số tiến triển được ghi nhận, nhưng không có thỏa thuận hay tuyên bố từ phía Mỹ rằng cần phải làm nhiều hơn nữa.
Trung Quốc và Mỹ, hai nền kinh tế hàng đầu thế giới, có một loạt bất đồng khác, gồm cả vấn đề xoay quanh nhà khổng lồ viễn thông Huawei Technologies của Trung Quốc.
Hôm 11/2, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cảnh báo các đồng minh không sử dụng thiết bị từ Huawei làm nền tảng, nếu không sẽ khiến Washington khó có thể hợp tác với họ.
Mỹ và các đồng minh châu Âu tin máy móc của Huawei có thể sử dụng cho hoạt động gián điệp, và ghi nhận sự mở trộng vào trung tâm châu Âu nhằm tạo chỗ đứng trên thị trường Liên minh châu Âu (EU).
Cả chính phủ Trung Quốc và Huawei đều gạt bỏ lo ngại này.
Phái đoàn Mỹ đã có mặt tại Bắc Kinh để đàm phán thương mại
Ngày 11/2, các nhà đàm phán Mỹ đã có mặt tại Bắc Kinh để tham gia một vòng đàm phán thương mại khác, khi sắp ... |
Reuters: Trung Quốc mua ít nhất 1 triệu tấn đậu nành Mỹ sau khi đàm phán thương mại kết thúc
Các công ty nhà nước Trung Quốc đã mua ít nhất 1 triệu tấn đậu nành Mỹ vào thứ Sáu, một ngày sau các cuộc đàm ... |