|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Phái đoàn Mỹ đã có mặt tại Bắc Kinh để đàm phán thương mại

14:29 | 11/02/2019
Chia sẻ
Ngày 11/2, các nhà đàm phán Mỹ đã có mặt tại Bắc Kinh để tham gia một vòng đàm phán thương mại khác, khi sắp tiến tới thời hạn đình chiến (ngày 1/3), theo AFP đưa tin.
phai doan my da co mat tai bac kinh de dam phan thuong mai
Nguồn: Reuters

Các cuộc đàm phán sơ bộ cấp thấp đã được tổ chức, trước khi Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin bước vào vòng đàm phán chính thức trong hai ngày 14 – 15/2.

Tháng 12/2018, Washington đã tạm ngừng kế hoạch tăng thuế đối với 200 tỉ USD giá trị hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, từ mức 10% hiện tại lên 25%, để tạo thời gian cho các nhà đàm phán giải quyết vấn đề thương mại, đang gây ra lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.

Một vòng đàm phán trước đó tại Washington đã kết thúc mà không đạt được thỏa thuận nào.

Phó Đại diện Thương mại Jeffrey Gerrish dẫn đầu phái đoàn Mỹ trong các cuộc họp trù bị bắt đầu vào ngày 11/2, Nhà Trắng cho biết.

Cuộc hội đàm sẽ gồm các quan chức từ sở nông nghiệp, năng lượng và thương mại.

Ông Gerrish rời khách sạn tại trung tâm thành phố Bắc Kinh sáng ngày 11/2 mà không có buổi phỏng vấn với giới truyền thông.

Ông Davis Malpass, ứng cử viên được ông Trump đề cử cho chức Chủ tịch World Bank, sẽ tham gia đàm phán cùng ông Mnuchin và ông Lighthizer.

Phái đoàn Trung Quốc sẽ do Phó Thủ tướng Lưu Hạc lãnh đạo. Thống đốc ngân hàng trung ương Yi Gang cũng sẽ tham gia.

Ông Lưu Hạc, nhà đàm phán thương mại chính của Trung Quốc, đã gặp mặt ông Trump hồi tháng 1.

Tổng thống Trump tuyên bố giải pháp cuối cùng của tranh chấp thương mại sẽ phụ thuộc vào cuộc gặp “trong tương lai gần” với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Tuy nhiên, vào ngày 7/2, ông Trump cho hay ông không lên kế hoạch gặp mặt người đồng cấp Trung Quốc trước khi thỏa thuận đình chiến kết thúc vào ngày 1/3.

Chính quyền ông Trump đang yêu cầu những thay đổi sâu rộng từ phía Trung Quốc nhằm giải quyết hoạt động thương mại không công bằng, gồm việc đánh cắp tài sản trí tuệ Mỹ và hàng loạt rào cản mà Mỹ, cũng như các công ty nước ngoài khác phải đối mặt trên thị trường nội địa Trung Quốc.

Xem thêm

Trần Nam Thi

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.