|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

'Bỏ đường, chọn đậu', Brazil cược lớn vào nhu cầu của Trung Quốc

12:39 | 15/08/2018
Chia sẻ
Năm 2017, ông Gustavo Lopes, một người nông dân Brazil, đã tăng diện tích trồng mía so với đậu nành. Tuy nhiên, khi theo dõi xu hướng trên thế giới, với căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc gia tăng và thị trường đường dư thừa một cách dai dẳng, ông quyết định phá hủy cánh đồng mía cuối cùng của mình và hủy hợp đồng cung cấp có từ nhiều thập kỷ với một nhà máy đường địa phương.
bo duong chon dau brazil cuoc lon vao nhu cau cua trung quoc Trung Quốc có thể vô tình trở thành người thắng lớn trong cuộc chiến áp thuế nhôm của ông Trump

Ông Lopes trồng đậu nành trên toàn bộ 1,6 ha diện tích đất nông nghiệp của mình tại Sao Paulo, đặt cược rằng nó sẽ sớm mang lại lợi nhuận trong tháng này khi người mua Trung Quốc tìm đến đậu nành Nam Mỹ, sau khi Bắc Kinh áp thuế nhập khẩu đối với đậu nành Mỹ. Ông Lopes đang bán đậu nành với mức giá cao chưa từng thấy đối với loại ngũ cốc này.

“Đây là một thời điểm bất thường trong năm. Đó là nhờ nhu cầu của Trung Quốc”, ông Lopes trả lời phỏng vấn tại nông trại của mình. Ông dự định sẽ trồng một đợt đậu nành khác vào tháng 9.

Sự thay đổi của dòng chảy thương mại đang định nghĩa lại cơ cấu hàng hóa của Brazil, khiến nhiều người nông dân điều chỉnh mùa vụ của mình để phù hợp với nhu cầu của Trung Quốc. Diện tích trồng đậu nành của quốc gia Nam Mỹ đã tăng 2 triệu ha trong vòng hai năm, tương đương với diện tích của New Jersey, trong khi đất được sử dụng để trồng mía giảm gần 400.000 ha, theo số liệu từ chính phủ Brazil.

Nhu cầu giá tăng của Trung Quốc đối với thịt đã khiến nhập khẩu đậu nành làm thức ăn chăn nuôi tăng mạnh. Quốc gia châu Á này đã chi 20,3 tỷ USD trong năm ngoái để mua 53,8 triệu tấn đậu nành từ Brazil, gần một nửa sản lượng của quốc gia này và tăng từ mức 22,8 triệu tấn trong năm 2012.

bo duong chon dau brazil cuoc lon vao nhu cau cua trung quoc
Ảnh: Reuters.

Mức thuế quan mới 25% Trung Quốc áp lên đậu nành Mỹ, sự trả đũa cho thuế quan Mỹ đánh vào hàng hóa từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, được dự báo sẽ thúc đẩy xuất khẩu đậu nành của Brazil lên mức cao chưa từng thấy trong năm nay.

Xuất khẩu đậu nành của Brazil sang Trung Quốc lên gần 36 triệu tấn trong nửa đầu năm 2018, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng 7, có số này đã tăng 46% so với cùng kỳ năm ngoái lên 10,2 triệu tấn.

Sự bùng nổ ngũ cốc của Brazil đã giúp quốc gia này giành ngôi vị nhà sản xuất đậu nành hàng đầu thế giới từ Mỹ trong năm nay, sau khi vượt qua xuất khẩu của nền kinh tế hàng đầu thế giới trong 5 năm qua.

Tất cả lượng đậu nành đó đang thu hẹp vành đai mía đường của Brazil, vốn đang quay cuồng vì giá đường xuống gần mức thấp trong nhiều năm. Thuế đường của Trung Quốc đã gây áp lực lên thị trường đường toàn cầu vì các quốc gia phát triển tiếp tục giảm lượng tiêu thụ.

“Chúng tôi đã mất 3.000 ha diện tích mía trong vòng hai năm qua”, theo ông Robert de Rezende Barbosa, Giám đốc điều hành công ty Nova América, một trong những người trồng mía lớn nhất của Braizl với 110.000 ha.

Ông Rezenda cho biết, ông đã thấy nhiều hộ nông dân chuyển từ trồng mía sang các loại ngũ cốc ở hầu hết các bang có cả hai loại cây trồng này.

Sự đóng cửa của các nhà mía đường

Sự chuyển đổi cây trồng này đang diễn ra nhanh chóng tại các nông trại, đe dọa tới sự tồn tại của các nhá máy đường.

Theo Reuters, khoảng 60 nhà máy mía đường đã phải đóng cửa trong 5 năm qua tại phía nam vùng trồng mía chính của Brazil. Khoảng 270 nhà máy còn lại phải rất nỗ lực hết sức để đảm bảo nguồn cung mía.

Agroconsult, công ty tư vấn kinh tế nông nghiệp, cho biết đã tiếp nhận yêu cầu từ nhiều nhà máy để tính toán mức phí bảo hiểm họ phải trả cho các nhà sản xuất để giữ họ không chuyển sang trồng ngũ cốc.

Ông Douglas Duarte, Giám đốc nhà máy đường Londra tại Itaí, trước đó từng thuê một phần nông trại của ông Lopes, nói công ty lên kế hoạch tăng công suất thêm 500.000 tấn, nhưng hiện nguồn cung mía không đủ.

Tại một số vùng, sự đóng của của các nhà máy đường cũng khiến người nông dân không còn hứng thú trồng mía.

bo duong chon dau brazil cuoc lon vao nhu cau cua trung quoc
Ảnh: Reuters.

“Vụ đặt cược khủng”

Hàng loạt nhà máy đường, thường tăng một phần mía họ chế biến, nhận ra rằng họ không thể chống lại cuộc bùng nổ đậu nành và quyết định tự trồng đậu nành như một phần của chiến lược luân canh (trồng liên tục các loại cây khác nhau trên cùng một mảnh đất canh tác).

Các cánh đồng mía thường cần trồng lại sau 5 – 6 năm, và nhà máy đường đang sử dụng sự đổi mới này để sản xuất đậu nành.

Trong khi cơn sốt đậu nành giúp nhiều hộ nông dân thu về hàng “núi” tiền, một số lo ngại về sự phụ thuộc quá nhiều vào một loại cây trồng và một nhà nhập khẩu lớn.

“Nhu cầu từ Trung Quốc đã thu hút tất cả người nông dân. Tôi hy vọng mọi việc không bất ngờ thay đổi, vì chúng tôi đang đặt cược rất lớn”, ông Marcos Cesar Brunozzi, một người chuyển đổi một phần diện tích đất từ trồng mía sang đậu nành tại bang Minas Gerais.

Theo ông Lopes, ông không hối hận về việc phó bỏ diện tích trồng mía của mình.

Năm ngoái, cánh đồng mía của ông mang về lợi nhuận ròng 480 real/ha, so với mức 2.600 real/ha từ diện tích đậu nành.

Xem thêm

Lyly Cao