|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Ngành nông nghiệp hai bên đều thiệt hại nặng

20:41 | 21/07/2018
Chia sẻ
Do tác động của cuộc chiến mậu dịch, việc mua bán cao lương và đậu tương giữa hai nước Trung – Mỹ đã lâm vào tình trạng đình trệ. Việc Trung Quốc giảm số lượng cao lương nhập khẩu từ Mỹ đã làm cho giá loại nông sản này ở Mỹ bị giảm giá, nông dân bang Texas – nơi thâm canh loại cây trồng này bị thiệt hại nặng; trong khi chính Trung Quốc lại gánh chịu thua thiệt do tăng thuế đánh vào đậu tương nhập của Mỹ…
nganh nong nghiep hai ben deu thiet hai nang Cơ hội khi TP HCM chuyển đổi 26.000 ha đất nông nghiệp

Nông dân Texas thiệt hại do không bán được cao lương

Theo Reuters ngày 21/7, sau khi chính phủ Trung Quốc chính thức đưa cao lương vào danh mục các hàng hóa nhập của Mỹ bị gia tăng mức thuế 25% từ ngày 6/7; do lo ngại giá cao lương nhập vào sẽ tăng vọt nên các các nhà nhập khẩu Trung Quốc đã giảm bớt số lượng cao lương mua vào. Việc này đã giáng đòn vào những người canh tác cao lương ở Texas.

Reuters cho biết, căn cứ theo số lượng công bố hàng năm thì hàng năm số cao lương mua của Mỹ chiếm tới 90% tổng lượng loại hạt này mà Trung Quốc nhập vào. Tại bang Texas do giống cây này chịu nóng và rét tốt nên đã trở thành cây trồng chính của các nông trại.

Sau khi Trung Quốc giảm bớt số lượng mua, giá cao lương ở Mỹ bắt đầu giảm mạnh. Theo niêm yết giá của Công ty Archer Daniels Midland chuyên kinh doanh ngũ cốc, hiện nay giá mỗi Bushel (bu, tức 25kg) cao lương chỉ 3,68 USD, trong khi giá hồi đầu năm 2018 là 4,8 USD.

nganh nong nghiep hai ben deu thiet hai nang

Cánh đồng Cao lương ở Texas

Cao lương là 1 trong những mặt hàng bị ảnh hưởng đầu tiên trong cuộc chiến mậu dịch Mỹ - Trung. Ngay từ tháng 2/2018, sau khi Mỹ tăng thuế đánh vào các mặt hàng máy giặt và tấm pin mặt trời nhập của Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc đã lập tức tiến hành điều tra bán tháo (phá giá) đối với cao lương Mỹ.

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, lượng cao lương Trung Quốc nhập từ Mỹ đã ngày càng giảm đi từ sau tháng 2/2018. Ngoài ra, theo Reuters, các nhà sản xuất cao lương Texas còn đang đứng trước nguy cơ khác, tức là sau khi Mexico tăng thuế nhập khẩu đối với nông sản Mỹ chính thức có hiệu lực thì số lượng cao lương xuất khẩu sẽ tiếp tục ít đi; khi đó nông dân Texas không biết làm gì đối với lượng cao lương dư thừa không tiêu thụ được.

Trung Quốc bị thiệt trong “cuộc chiến đậu tương”

Sau khi áp dụng đòn trả đũa đối với 34 tỷ USD hàng hóa Mỹ nhập khẩu, Trung Quốc đã giảm bớt hoặc đình chỉ việc thu mua đậu tương của Mỹ, đồng thời gia tăng trợ giá cho các hộ trồng đậu trong nước và nghiêm cấm tăng giá. Các hộ trồng đậu ở tỉnh Hắc Long Giang cho biết, do chính phủ trợ giá nên hiện nay giá đậu tương trong nước vẫn duy trì được như giá năm ngoái; nhưng cái giá phải trả là người đóng thuế trong nước phải gánh chịu khoản tiền trợ giá đó của chính phủ. Mặt khác, tổng lượng xuất khẩu đậu tương của Mỹ cũng không bị ảnh hưởng do người Trung Quốc giảm thu mua.

nganh nong nghiep hai ben deu thiet hai nang

Mặc dù chính phủ tăng tiền hỗ trợ, nhưng nông dân Trung Quốc vẫn không muốn trồng đậu.

Ngay từ đầu năm, Trung Quốc đã sắp xếp đối sách cho cuộc chiến mậu dịch này, trong đó có việc nhập khẩu đậu tương từ nước khác và tăng thêm diện tích trồng đậu trong nước. Nhân sỹ trong giới nông nghiệp Trung Quốc cho biết, vào tháng 2/2018, 3 tỉnh Đông Bắc đã được sắp xếp gia tăng trợ cấp cho các hộ trồng đậu, nhưng một bộ phận các hộ cho rằng mức tiền trợ cấp không đủ mức nên vẫn không chịu chuyển sang trồng đậu.

Ông Lý, một hộ chuyên trồng đậu lớn ở tỉnh Hắc Long Giang hôm 19/7 cho biết, do trợ cấp của chính phủ nên năm nay diện tích trồng đậu có gia tăng, giá đậu hạt vẫn tương tự năm ngoái. Theo ông Lý, nếu giá hạt đậu tăng thêm thì Trung Quốc sẽ thua người Mỹ. Hiện nay về bề ngoài thì Trung Quốc không thua, nhưng thực tế đã thua. Ông nói, năm ngoái chính phủ trợ cấp bù cho mỗi mẫu đậu (1 mẫu Trung Quốc = 1/15ha) 170 NDT, năm nay đã tăng thành 240 NDT.

“Hiện nay giá mỗi tấn khoảng 3.600 – 3.700 tệ; do mức trợ cấp của nhà nước năm nay 240 tệ, nhu cầu hạt đậu của Trung Quốc rất lớn, mấy năm trước toàn nhập của Mỹ chứ đâu có trồng. Hiện nay nhà nước khống chế giá đậu, không cho tăng. Nếu cuộc chiến tranh thương mại này khiến giá đậu tăng thì có nghĩa là Trung Quốc đã thua”.

Ông Uông, một hộ kinh doanh lớn ở chợ bán buôn đậu tương thị xã Song Hạc, Hắc Long Giang nói: nông dân không hứng thú với việc trồng đậu. “Hiện nay mặc dù nông dân được hỗ trợ tiền để trồng đậu cao hơn trồng Ngô, nhưng nông dân vẫn cho rằng trồng đậu thu nhập thấp hơn trồng Ngô. Do va chạm mậu dịch giữa Mỹ và Trung Quốc bắt đầu gay gắt từ hồi tháng 3, nên giá nông sản đã biến động. Hiện nay, nhiều nông dân cho biết giá thuê đất cũng đã tăng”- ông Uông nhấn mạnh.

Một quan chức ngành nông nghiệp Hắc Long Giang tiết lộ, trong cuộc chiến thương mại với Mỹ, chính phủ Trung Quốc tăng thêm trợ giá cho nông sản vì không muốn để dân chúng cảm thấy chính phủ đã thua người Mỹ; trợ giá là “sự lựa chọn chính trị”, hậu quả khôn lường. Có dư luận nói, Trung Quốc đã đưa ra một loạt biện pháp mở cửa mong được EU ủng hộ để liên thủ chống Mỹ nhưng không kết quả.

nganh nong nghiep hai ben deu thiet hai nang

Những người nông dân trồng Cao lương bang Texas sẽ bị thiệt hại lớn cho chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

Năm ngoái Trung Quốc nhập khẩu khoảng 90 triệu tấn hạt đậu tương, nếu theo tính toán sản lượng 150kg/mẫu, được chính phủ hỗ trợ 240 NDT/mẫu thì số tiền chính phủ chi cho việc trợ cấp đã tới hàng trăm triệu tệ.

Sau khi hai bên ra đòn qua lại bằng cách đánh thuế tăng 25% đối với 34 tỷ USD hàng hóa của nhau từ ngày 6/7, Trung Quốc bắt đầu cắt giảm việc thu mua đậu tương của Mỹ, có tin đã hủy bỏ đơn hàng 615 ngàn tấn; nhưng số lượng đậu tương xuất khẩu của Mỹ lại không những không giảm mà còn tăng thêm. Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ, tính đến tháng 6 Mỹ đã xuất khẩu 8 triệu tấn, tăng 127% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra từ tháng 4 đến tháng 6, lượng đậu hạt Mỹ xuất sang Trung Quốc giảm 21%, nhưng lượng xuất sang các nước châu Á khác lại tăng 20%.

Vậy đậu tương của Mỹ đã được xuất cho những nước nào?

Theo Reuters, các nhà nhập khẩu các nước Hà Lan, Tây Ban Nha và Italy đều muốn mua nhiều hơn đậu của Mỹ; Mexico cũng đã đặt mua 1 triệu tấn tăng 4 lần so với năm ngoái; Thái Lan đã mua tới 221 ngàn tấn, nhiều gấp 10 lần tổng lượng của 6 năm trước đây cộng lại; Argentina là quốc gia xuất khẩu đậu tương lớn thứ 3 thế giới cũng tuyên bố đặt mua 540 ngàn tấn của Mỹ để đối phó với nạn hạn hán trong nước; ngay Pakistan – nước có quan hệ thân thiết với Trung Quốc cũng đã đặt mua 273 ngàn tấn hạt đậu của Mỹ, tăng 44% so với năm ngoái.

Xem thêm

Thu Thủy