Bản tin thị trường gạo tuần 51: Phoenix đầu tư phát triển gạo bền vững ở Việt Nam, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giảm
Bản tin thị trường gạo tuần 50: Ứng dụng 'big data' trong ngành gạo, giá gạo xuất khẩu giảm liên tiếp 4 tuần |
Cụ thể, theo VnExpress đưa tin, Tập đoàn Phoenix vừa ký thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Lộc Trời nhằm phát triển sản xuất lúa gạo bền vững.
Trong bản tuyên bố chung, cả hai cho biết thỏa thuận sẽ mở rộng canh tác lúa gạo bền vững trên 10.000 ha diện tích gieo trồng, với sự tham gia của khoảng 10.000 hộ nông dân nhỏ tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) chính thức công bố thương hiệu (logo) gạo Việt Nam vào ngày 18/12. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có thương hiệu gạo quốc gia, sau nhiều năm tham gia vào thị trường xuất khẩu thế giới.
Để có thương hiệu gạo Việt Nam, trước đó Bộ NN&PTNT được giao chủ trì cuộc thi để tìm kiếm biểu trưng logo của thương hiệu gạo Việt Nam.
Về xuất khẩu gạo, theo Reuters, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam giảm trong tuần thứ 5 liên tiếp xuống còn 385 USD/tấn vì hoạt động xuất khẩu vẫn chậm chạp. Nguyên nhân chủ yếu là lo ngại việc áp dụng các điều kiện khắp khe hơn của Trung Quốc đối với gạo Việt sẽ ảnh hưởng lâu dài tới hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường lớn này.
Ảnh minh họa. |
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu tiềm năng đối với nhiều quốc gia sản xuất gạo hướng tới mục tiêu bán trên thị trường nước ngoài.
Báo cáo mới đây từ chính phủ Lào cho biết, quốc gia này đã đạt mục tiêu xuất khẩu gạo sang Trung Quốc trong tháng này sau khi Hiệp hội các nhà chế biến gạo kí thỏa thuận giao dịch với Công ty Ngũ cốc, Dầu và Thực phẩm Quốc gia Trung Quốc (COFCO) trong tháng 11.
Năm ngoái, Trung Quốc đã đồng ý mua 20.000 tấn gạo từ Lào thông qua công ty Xuanye của Lào, nhưng cho tới tháng 10, quốc gia Đông Nam Á mới chỉ xuất khẩu 16.800 tấn, theo Bộ Công Thương Lào.
Xuanye đã chuyển 1.000 tấn gạo đầu tiên và sẽ xuất khẩu 2.200 tấn còn lại vào cuối tháng 12, Bộ trưởng Bộ Công Thương Lào Khemmani Pholsena thông báo với quốc hội.
Chính phủ Lào lên kế hoạch xuất khẩu thêm gạo, cũng như các nông sản khác, sang nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong thời gian tới.
Ngoài Lào, Ấn Độ cũng là quốc gia ghi nhận sự phụ thuộc lớn vào Trung Quốc cho sự tăng trưởng của ngành xuất khẩu gạo.
Business Standard mới đây cho biết sự suy giảm của hoạt động xuất khẩu gạo Ấn Độ trong vài tháng qua là một phần của chu kì hàng năm và khối lượng xuất khẩu dự kiến sẽ tăng vào năm 2019, sau khi có nhu cầu từ Trung Đông cũng như các thị trường mới khác.
"Theo dữ liệu của chúng tôi, xuất khẩu gạo Ấn Độ trị giá hơn 183 triệu USD trong quí này (tính đến tháng 11).
Với nhu cầu theo mùa hàng năm từ Trung Đông tăng lên, và khối lượng gạo non-basmati xuất sang Trung Quốc nhiều hơn, các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ có thể hy vọng việc kinh doanh sẽ tăng trưởng trong những tháng tới", ông Pushkar Mukewar, đồng sáng lập của công ty tài chính Drip Capital có trụ sở tại Mỹ, nhận định.
Xem thêm |