|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá gạo xuất khẩu Việt Nam lao dốc tuần thứ 5 liên tiếp vì lo ngại nhập khẩu từ Trung Quốc giảm

08:05 | 21/12/2018
Chia sẻ
Giá gạo xuất khẩu Ấn Độ đã lên cao nhất trong hơn ba tháng vì một khu vực sản xuất chính tăng giá thóc thu mua tại địa phương, trong khi những lo ngại về các qui định chặt chẽ hơn của Trung Quốc gây áp lực lên thị trường Việt Nam.

Giá gạo xuất khẩu Ấn Độ chạm đỉnh hơn 3 tháng

Giá gạo 5% tấm tại Ấn Độ được niêm yết ở mức 375 - 382 USD/tấn trong tuần này, ghi nhận mức cao nhất kể từ ngày 7/9.

Chính quyền địa phương Chhattisgarh, khu vực sản xuất gạo hàng đầu Ấn Độ, đã tăng giá mua thóc tối thiểu lên 25 rupee/kg, từ mức 17,5 rupee hồi đầu tuần.

"Các nhà nhập khẩu không sẵn sàng trả giá cao hơn. Xuất khẩu có thể sẽ chậm lại trong những tháng tới", một nhà xuất khẩu có trụ sở tại Kakinada, phía nam bang Andhra Pradesh, cho biết.

Tại Thái Lan, giá gạo 5% tấm dao động trong khoảng 390 - 391 USD/tấn (FOB) so với mức 385 - 393 USD một tuần trước, vì thị trường dự kiến ​​sẽ "lặng sóng" cho đến sau năm mới.

"Đây là một mức giá hợp lý vì đã gần đến cuối năm. Không có nhiều hoạt động ở thị trường quốc tế và chúng tôi cũng đang trong mùa thu hoạch", theo một thương nhân có trụ sở tại Bangkok.

gia gao xuat khau viet nam giam tuan thu 5 lien tiep vi lo ngai nhap khau tu trung quoc giam
Ảnh minh họa.

Giá gạo xuất khẩu Việt Nam giảm tuần thứ 5 liên tiếp

Tại Việt Nam, giá gạo 5% tấm giảm trong tuần thứ 5 liên tiếp xuống còn 385 USD/tấn vì hoạt động xuất khẩu duy trì ảm đạm, theo giới thương nhân.

"Giá tiếp tục giảm vì chúng tôi lo ngại động thái của Trung Quốc trong việc áp các điều kiện khắt khe hơn đối với gạo Việt Nam sẽ có ảnh hưởng lâu dài", một thương nhân có trụ sở tại TP HCM cho biết.

"Vẫn chưa rõ nếu Trung Quốc mua nhiều hơn từ Campuchia và Myanmar để bù đắp cho khả năng nhập khẩu từ Việt Nam giảm".

Một thương nhân khác cho biết nguồn cung từ Việt Nam sẽ tăng từ cuối tháng tới khi vụ thu hoạch đông xuân bắt đầu.

Trong khi đó, Bangladesh, nổi lên là nhà nhập khẩu gạo lớn trong năm 2017 do nguồn dự trữ cạn kiệt sau lũ lụt, đã tăng cường thu mua thêm gạo tại địa phương sau khi sản lượng được cải thiện, một quan chức của bộ lương thực quốc gia này cho biết.

"Các phản hồi từ nông dân rất tích cực và nỗ lực mua sắm sẽ được tiếp tục", vị quan chức cho biết.

Sản lượng gạo của Bangladesh trong năm 2018/2019 dự kiến ​​đạt 34,7 triệu tấn, tăng 6,3% so với năm trước, theo ước tính từ tùy viên của Bộ Nông nghiệp Mỹ tại Bangladesh.

Tính tới thời điểm này, quốc gia Nam Á đã mua hơn 1,3 triệu tấn gạo tại địa phương trong mùa hiện tại để xây dựng kho dự trữ quốc gia.

Xem thêm

Lyly Cao